Quốc hội Đức bác bỏ dự luật Hạn chế nhập cư gây tranh cãi

Với 350 phiếu chống, 338 phiếu ủng hộ và 5 phiếu trắng, Quốc hội Đức đã bác bỏ dự luật Hạn chế dòng người nhập cư của phe đối lập do Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đề xuất.

Đề xuất 5 điểm do CDU/CSU đưa ra, gồm: Kiểm soát biên giới lâu dài; Từ chối tất cả các nỗ lực nhập cảnh bất hợp pháp mà không có ngoại lệ; Bắt giữ những người bắt buộc phải rời khỏi đất nước; Hỗ trợ nhiều hơn cho các bang trong việc thực thi nghĩa vụ trục xuất và thắt chặt quyền cư trú đối với tội phạm và những người gây ra mối đe dọa.

1832560d-fe7c-4385-b5ba-13196889c7e9.jpg
Quốc hội Đức

Ứng cử viên được yêu thích nhất của đất nước để trở thành thủ tướng tiếp theo, Friedrich Merz, đã đề xuất một động thái yêu cầu, trong số những điểm khác, chấm dứt chương trình đoàn tụ gia đình đối với những người được bảo vệ bổ sung và tăng quyền hạn cho cảnh sát liên bang trong việc trục xuất người di cư.

Biện pháp này, kêu gọi Đức từ chối nhiều người di cư hơn nữa tại biên giới, đã gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ và sự chỉ trích công khai hiếm hoi từ cựu Thủ tướng Angela Merkel, người trước đây lãnh đạo CDU.

Đề xuất ban đầu đã được thông qua do phe đối lập nhận được sự ủng hộ của đảng cựu hữu Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD). Điều này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích từ các đảng chính thống cho rằng ứng cử viên Thủ tướng tương lai đang phá vỡ điều cấm kỵ lâu đời khi hợp tác với đảng chống nhập cư để thúc đẩy dự luật.

Bà Merkel gọi quyết định hợp tác với AfD của Merz là "sai" và cáo buộc ông đã phá vỡ cái gọi là "bức tường lửa" chống lại đảng này - một sự đồng thuận chính trị đạt được giữa các đảng khác của Đức nhằm ngăn chặn phe cực hữu nắm quyền.

Liên minh cầm quyền thiểu số gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và đảng Xanh cũng phản đối gay gắt dự luật trên. Thủ tướng Olaf Scholz chỉ trích dự luật này là “sai lầm không thể tha thứ". Cuộc bỏ phiếu đã kéo dài sau các cuộc thảo luận căng thẳng tại Quốc hội.

Hàng chục nghìn người trên khắp nước Đức đã biểu tình phản đối quyết định của Merz và viễn cảnh đảng AfD giành được quyền lực, trong đó có khoảng 10.000 người tập trung tại Freiburg và khoảng 6.000 người bên ngoài trụ sở CDU tại Berlin.

Lãnh đạo đảng CDU nhấn mạnh rằng ông muốn thông qua các biện pháp của mình với sự bỏ phiếu từ "trung tâm dân chủ" nhưng nếu không có sự bỏ phiếu từ các đảng khác, ông sẵn sàng chấp nhận phiếu bầu từ AfD.

Lãnh đạo đảng CDU đã đưa vấn đề di cư trở thành trọng tâm trong chiến dịch của mình trước cuộc bầu cử của đất nước vào ngày 23.2.

Ông đã nhấn mạnh về vấn đề này hơn nữa sau khi một người xin tị nạn từ Afghanistan bị bắt vì vụ tấn công bằng dao khiến một người đàn ông và một bé trai 2 tuổi thiệt mạng tại thành phố Aschaffenburg, Bavaria vào tuần trước.

Đức là một phần của khu vực tự do đi lại Schengen gồm 29 thành viên, do đó, kiểm tra biên giới chỉ được phép trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc an ninh nội bộ.

Kiểm tra biên giới trong Schengen đã được áp dụng trước đây, như trong đại dịch Covid-19 và sau các cuộc tấn công khủng bố.

Vì lý do an ninh, các biện pháp kiểm soát biên giới đã được áp dụng ở Đức kể từ sau vụ tấn công bằng dao ở thành phố Solingen tháng 8.2024 mà nghi phạm cũng là một người xin tị nạn bị từ chối và đã được lên lịch trục xuất nhưng bỏ trốn.

Đây được coi là “biện pháp cuối cùng” trong luật của Liên minh châu Âu (EU) và chỉ được phép trong một thời gian giới hạn.

Với biên giới mở là trọng tâm của các nguyên tắc của EU, việc tuần tra liên tục trên biên giới dài 3.800 km của Đức là không được phép.

Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu gây sức ép lên Washington để thay đổi quyết định của Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi tổ chức này; đồng thời cảnh báo, nếu từ bỏ tư cách thành viên, Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng về các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu, gây hại cho người dân Mỹ.

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh
Thế giới 24h

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh

Cơ quan nhà ở công cộng của Singapore hôm 3.2 thông báo sẽ tiến hành áp dụng lớp phủ làm mát cho tất cả các tòa nhà công cộng trên toàn Singapore sau một đợt thí điểm thành công. Đây là một phần của chương trình rộng lớn hơn hướng tới cuộc sống bền vững cho tất cả người dân

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan
Thế giới 24h

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan

Trung Quốc kiên quyết lên án và phản đối quyết định của Mỹ áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 2.2.

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động
Thế giới 24h

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động

Trong năm 2025, người lao động tại Tây Ban Nha dự kiến sẽ chính thức có quyền từ chối nhận email, cuộc gọi công việc ngoài giờ làm mà không phải lo ngại bị trừng phạt hay ảnh hưởng đến công việc. Luật mới nhằm chấm dứt tình trạng nhân viên bị làm phiền trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là với những người làm việc từ xa.

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'
Thế giới 24h

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'

Mỗi năm, hàng nghìn người Hàn Quốc – hầu hết là người trung niên – qua đời một cách lặng lẽ và cô đơn, tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần trước khi tìm thấy thi thể của họ. Tình trạng những "cái chết cô đơn", được gọi là godoksa trong tiếng Hàn, đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một phần của vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn về xu hướng cô đơn và cô lập trên khắp đất nước, một vấn đề cấp bách đến mức chính phủ đang phải làm mọi cách để ngăn chặn.

Hướng dẫn về AI của IPU: Lộ trình mới cho các nghị viện
Thế giới 24h

Hướng dẫn về AI của IPU: Lộ trình mới cho các nghị viện

Ứng dụng AI trong nghị viện là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), cũng như rất nhiều hội nghị, hội thảo liên nghị viện khác. Cuối năm ngoái, cơ quan này vừa ban hành Hướng dẫn về AI cho các nghị viện. Đây là một hướng dẫn toàn diện cho các nghị viện trong việc sử dụng AI nhằm nâng cao hoạt động của mình, tăng cường tính hiệu quả hơn và phục vụ người dân tốt hơn.

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ: Số người thiệt mạng lên tới 40 người
Thế giới 24h

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ: Số người thiệt mạng lên tới 40 người

Cảnh sát cho biết, số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp sáng 29.1 tại lễ hội tôn giáo Kumbh Mela lớn nhất thế giới, diễn ra ở thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, đã lên tới gần 40 người. Con số này có thể còn tiếp tục tăng do nhiều nạn nhân vẫn đang được chuyển đến.