Quảng Ngãi không nên quá phụ thuộc vào Dung Quất, hóa dầu

Muốn phát triển Quảng Ngãi nhanh và bền vững, tỉnh không nên quá phụ thuộc vào Khu kinh tế Dung Quất, lọc hóa dầu và thép.

Phát triển theo hướng hài hòa và bền vững

Tại Hội nghị Thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 16.3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, chỉ rõ: Thời gian qua, Quảng Ngãi phát triển vượt bậc, giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, giai đoạn 2016 – 2020 còn dưới 5%; thu nhập bình quân đầu người rất thấp; tỷ lệ đô thị hóa mới đạt 24%...

Quảng Ngãi muốn phát triển không nên tách rời Chu Lai -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, “tỉnh đang quá phụ thuộc vào Dung Quất, dầu và thép”, đòi hỏi thời gian tới phải cơ cấu lại các ngành, huy động các ngành khác để cùng đóng góp cho tăng trưởng, tránh việc quá phụ thuộc vào các ngành này. Cùng với đó, trên quan điểm “cần dựa vào nhau để phát triển trong bối cảnh liên kết vùng đặt ra rất lớn”, Quảng Ngãi phải tận dụng tốt mối liên kết với Bình Định, Quảng Nam, nhất là Khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) để trở thành tổ hợp công nghiệp lớn của cả nước.

Trước những yêu cầu đặt ra đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là cơ hội để Quảng Ngãi định vị lại mình, xem đang có những gì, ở đâu, điểm nghẽn nào cần giải quyết cũng như xác định động lực mới, xung lực mới để sắp xếp lại không gian phát triển, cơ cấu lại các ngành để tận dụng tiềm năng, lợi thế, từ đó tếp tục đà phát triển nhanh và bền vững.

Quảng Ngãi muốn phát triển không nên tách rời Chu Lai -0
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh xác nhận, thời gian qua, tỉnh xác định công tác lập Quy hoạch tỉnh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh tại Quyết định số 1574/QĐ-TTg ngày 12.10.2020, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tỉnh đã xây dựng 3 kịch bản phát triển. Kịch bản 1 - Phát triển theo hướng đa trung tâm; Kịch bản 2 - Phát triển theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và Kịch bản 3 - Phát triển theo hướng hài hòa và bền vững), theo đó mỗi kịch bản đều có những ưu thế và nhược điểm riêng.

“Với điều kiện thực tế và với tiềm lực, dư địa phát triển hiện có, qua phân tích, cân nhắc các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường, tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững (tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 7,25 - 8,25%; trong đó: 2021 - 2025 là 7 - 8% và 2026 - 2030 là 7,5 - 8,5%) là kịch bản phát triển của tỉnh trong thời kỳ tới. Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; là tỉnh công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép. Hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu.

Quảng Ngãi muốn phát triển không nên tách rời Chu Lai -0
Toàn cảnh hội nghị.

Lấy ngắn hạn để xây dựng dài hạn”

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi xác định 3 tầm nhìn chiến lược, gồm: Phát triển dựa trên những ưu thế riêng có của mình - hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững; một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định trở thành trung tâm kinh tế khu vực miền trung Tây Nguyên; kết hợp Quảng Nam phát huy lợi thế riêng có để trở thành trung tâm công nghiệp, hậu cần cảng biển, kinh tế biển - đảo, kinh tế rừng xanh, hành lang kinh tế Đông Tây.

Quy hoạch tỉnh xác định phương hướng phát triển “lấy ngắn hạn để xây dựng dài hạn”. Theo đó, trong ngắn hạn, phát triển nhanh dựa trên cơ sở tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực đang có sẵn lợi thế. Trong trung và dài hạn, phân bổ tối đa nguồn lực hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế phát triển xanh và bền vững (kinh tế rừng, nông nghiệp tuần hoàn, chế biến sâu nông lâm thủy sản, năng lượng sạch…).

Có 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Đổi mới sắp xếp không gian phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thiện xây dựng chính quyền điện tử; đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch để từng bước trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; bảo đảm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tài nguyên nước.

Cùng với đó, tỉnh xác định 4 đột phá. Đó là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phân bổ nguồn lực thu được từ công nghiệp hỗ trợ phát triển các lĩnh vực phù hợp hơn với xu thế phát triển của tương lai; đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, ưu tiên các công trình trọng điểm về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số; áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận diện được các thế mạnh, điểm yếu của từng vùng, khu vực trên địa bàn, Quy hoạch tỉnh cũng đã định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc 4 hành lang kinh tế chiến lược, 5 vùng liên huyện kết nối, 6 không gian kinh tế động lực (trong đó đảo Lý Sơn với định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch biển - đảo). Cấu trúc này bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong tỉnh, trước mắt là hỗ trợ cho nhau, khi quy mô đủ lớn sẽ hình thành hệ sinh thái kinh tế vùng trên cơ sở phát huy thế mạnh, hạn chế mặt yếu.

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khoa học và cơ bản đáp ứng yêu cầu được quy định. 30/30 thành viên Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu thông qua Quy hoạch, với điều kiện phải tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.