Quản lý thuốc lá mới: Cần giải pháp đồng bộ, hài hòa

Trước một số đề xuất cấm thuốc lá mới, nhiều chuyên gia cho rằng khó có thể thực thi, bởi điều này sẽ đi ngược với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như mâu thuẫn với pháp luật hiện hành như Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), Luật Đầu tư… Thay vì cấm thuốc lá mới, cần có cần có những giải pháp quản lý toàn diện, đa chiều, hài hòa lợi ích các bên.

Đây là những ý kiến được các đại biểu nêu lên tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vừa qua.

Tại tọa đàm, các đại biểu đều đồng tình, cần cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuốc lá mới. Nhiều giải pháp căn cơ đã được đại diện các bộ, ngành cũng như ĐBQH thảo luận sôi nổi.

Giới hạn rõ nhiệm vụ của từng bộ, ngành liên quan 

Mở đầu phiên thảo luận, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, TS. Nguyễn Đức Kiên phân tích, ngành hàng thuốc lá là một lĩnh vực rất rộng, nên phải có khái niệm rất rõ việc giới hạn nhiệm vụ, chức năng của từng bộ, ngành liên quan. Nếu đánh giá tác động đến sức khoẻ của người tiêu dùng thì do Bộ Y tế; đánh giá đến vấn đề sản xuất lại là nhiệm vụ của Bộ Công thương; đánh giá quản lý Nhà nước thì Tổng cục Quản lý thị trường, thuộc Bộ Công thương; ngoài ra lĩnh vực này còn liên quan đến Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học – Công nghệ...

Đồng tình với ông Kiên, Chuyên viên Cao cấp Vụ Khoa giáo - Văn xã, Văn phòng Chính phủ Vũ Công Thảo, đã phân tích sâu hơn về phạm vi nhiệm vụ, chức năng của các Bộ liên quan: 

“Luật PCTHTL 2012 đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, nhiệm vụ phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc quản lý của Bộ Y tế. Nhưng nếu quản lý kinh doanh, kiểm soát thuốc lá thì thuộc Bộ Công thương, Kế hoạch -  Đầu tư, Bộ Tài chính... Vấn đề đặt ra ở đây là, Việt Nam có xem thuốc lá mới là một sản phẩm thương mại và có cho phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Nếu nhập khẩu vào Việt Nam thì phải có quy định về quản lý.

Nhìn một cách tổng thể, Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Vấn đề này Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Công thương phải vào cuộc và nắm trọng trách này”.

Được biết, Bộ Công thương là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì đề xuất chính sách quản lý thuốc lá mới ngay từ năm 2017.

Từ góc độ cơ quan thẩm định văn bản, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp Lê Đại Hải cho biết, ngoài Bộ Công thương, Bộ Tài chính… còn có vai trò của Bộ Khoa học - Công nghệ trong việc đánh giá, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện, Bộ này đã ra ban hành các tiêu chuẩn quốc gia cho thuốc lá mới.  Đây là cơ sở khoa học cho các bộ ngành liên quan xem xét, quyết định.

“Khi đã có tiêu chuẩn, quy chuẩn rồi thì kiểm tra, đánh giá. Nếu sản phẩm đáp ứng đúng và đầy đủ các tiêu chuẩn thì cho nhập khẩu. Pháp luật hiện hành đã có quy định hướng dẫn sản phẩm nhập khẩu phải có tem, nhãn mác, tem của Bộ Tài chính. Đây là cơ sở, để các cơ quan hữu quan phân biệt được hàng giả, hàng nhập lậu.” ông Hải đề xuất.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nhưỡng cũng đề nghị cần có các tổ chức chuyên môn tham gia. Cụ thể, cần có hội đồng thẩm định, có các tiêu chuẩn để định nghĩa sản phẩm thuốc lá mới, định danh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng… Từ đó, mới có thể áp dụng quy định rõ ràng, phù hợp.

Nhận xét về sự chưa thống nhất trong quan điểm, TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “Hiện, chúng ta chỉ mới tiếp cận theo hướng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhưng chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề thị trường”. 

Cần biện pháp đồng bộ, quyết liệt 

Giải thích thêm về Quyết định 568 của Thủ tướng Chính phủ đã ký trong tháng 5 vừa qua về việc ngăn chặn tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới trong thanh thiếu niên và cộng đồng, TS. Kiên nói: Chính phủ yêu cầu tính đồng bộ, toàn diện trong công tác quản lý, chứ không đề cập đến hướng tiếp cận cấm đoán cực đoan, lý thuyết. 

"Tinh thần của Chính phủ là cần có những biện pháp đồng bộ nhằm đảm bảo người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm có chất lượng; đồng thời không làm thất thu ngân sách nhà nước, nhưng lại phải có giải pháp quản lý giá để sản phẩm này không tạo thành một mặt hàng siêu lợi nhuận. Điều bao trùm tất cả vẫn sẽ là bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ," ông Kiên khẳng định.

Ông Kiên đưa dẫn chứng: Vào năm 1998 – 1999, cuộc chiến chống lại thuốc lá điếu nhập lậu cũng đã diễn ra. Khi đó, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để ngăn cấm nhưng không hiệu quả, bởi nếu chỉ có các biện pháp hành chính thì rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của Luật PCTHTL 2012.

Từ kinh nghiệm này, ông Kiên nhấn mạnh: "Cần phải hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền và bảo vệ sức khỏe.” 

Trong khuôn khổ toạ đàm, các đại biểu tham gia cũng làm rõ về sự khác biệt rõ về thành phần nguyên liệu, cấu tạo, cơ chế hoạt động của các sản phẩm thuốc lá mới trên thị trường, bao gồm thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử, để có phương án quản lý riêng biệt phù hợp. Ông Thảo nhận xét: “Hiện nay, hầu hết mọi người đang hiểu sai về khái niệm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử. Hiện có 2 loại thuốc lá mới gồm thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử. 

Trước những ý kiến băn khoăn về việc còn thiếu các điều khoản cụ thể để quản lý thuốc lá mới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ chỉ ra: “Theo các văn bản liên quan đến thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) thì chúng ta đã có danh mục quy định về thuốc lá mới chứ không phải chưa có gì. Hơn nữa, Việt Nam đã có Luật PCTHTL, và cũng là thành viên Tổ chức Y tế thế giới tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) sớm nhất. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta thực hiện các bước tiếp theo”. 

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp Lê Đại Hải cũng khẳng định, theo định nghĩa tại Luật PCTHTL, thuốc lá là sản phẩm chứa một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu thuốc lá, do đó ông khẳng định thuốc lá nung nóng là thuốc lá.

Trước đề xuất cần sửa Luật PCTHTL để quản lý thuốc lá mới, Phó Vụ trưởng Lê Đại Hải cho rằng, theo quy định hiện hành, sửa luật có nhiều quy trình, đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi đó, thực tiễn đang đòi hỏi việc quản lý thuốc lá mới là rất cấp thiết. Chính vì thế, Chính phủ có thể sửa Nghị định 67/2013/NĐ-CP (quy định điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc lá). Trong đó, định rõ các khái niệm thuốc lá mới; điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cho các sản phẩm này.  “Luật Đầu tư có quy định thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Đây là các cơ sở pháp lý có thể tận dụng, việc thực thi còn lại là trách nhiệm của Bộ Công thương", ông Hải lưu ý.

Trước ý kiến của ông Hải, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thuốc lá dù là truyền thống hay thế hệ mới cũng đều cần sự tham gia của các bộ ngành liên quan để chính sách kiểm soát được toàn diện và đầy đủ, theo xu hướng phát triển thị trường, bảo đảm lợi ích các chủ thể liên quan.

Do vậy, vấn đề cấp bách hiện tại là cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật đối với thuốc lá mới. Cụ thể là ban hành lệnh cấm đúng đối tượng, đúng phạm vi là cấm quảng cáo, mua bán, cho tặng đối với thế hệ trẻ, ông Tạ Văn Hạ đề xuất.

Đối với vấn đề giới trẻ, từ góc nhìn pháp lý, ông Vũ Công Thảo khẳng định, Quốc hội đã ban hành Luật PCTHTL, Chính phủ cũng ban hành các văn bản hướng dẫn. “Vấn đề ở đây là thuốc lá mới tác hại như thế nào đến người sử dụng, nhất thế hệ trẻ, thì chúng ta cần có sự đánh giá có chiều sâu của các nhà khoa học, đồng thời tiếp thu có lựa chọn kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế”.

Ông Thảo nhắc lại, "Tháng 11 tới đây, Hội nghị các bên về kiểm soát thuốc lá (COP10) tại Panama cũng bàn về thuốc lá. Thực trạng thuốc lá đã tồn tại trên thế giới, và 185 nước/195 nước đã đưa vào quy định về quản lý. Do đó, “Việt Nam không thể đứng ngoài, trước sự hội nhập kinh tế quốc tế.”- ông Thảo nhận định.

Được biết, tại Hội nghị Các bên lần thứ 8 (COP8) về Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) năm 2018, các quốc gia đã nhất trí: thuốc lá nung nóng có chứa nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá điếu nên được công nhận là sản phẩm thuốc lá, đồng thời được khuyến nghị đưa vào quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá của quốc gia. Trước đó tại COP7, FCTC cũng đưa ra hướng dẫn quản lý riêng đối với thuốc lá điện tử. 

Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi
Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có ngành Giáo dục. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 19.9, Quỹ thiện nguyện Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) đã tài trợ trang thiết bị cho các trường học tại tỉnh Thái Nguyên với nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.