Quan hệ Mỹ - Ấn thời chính quyền Donald Trump 2.0

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, Mỹ kỳ vọng tiếp tục củng cố quan hệ an ninh và quốc phòng với Ấn Độ. Với vai trò quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ trở thành trọng tâm trong chiến lược của chính quyền mới của Mỹ nhằm ứng phó với những biến động phức tạp, khó lường. Song song với đó, hai quốc gia cũng đang tích cực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế đến công nghệ, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho một mối quan hệ đối tác lâu dài và toàn diện.

untitled.jpg
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Donald Trump gặp nhau lần đầu tiên tại Nhà Trắng vào tháng 6.2017. Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

Phong cách chính trị của Tổng thống đắc cử Donald Trump, thường được xem là khó đoán, thực dụng và đôi khi hơi thô lỗ, có thể khiến Ấn Độ vừa kỳ vọng, vừa thận trọng trong mối quan hệ song phương những năm tới. Tuy nhiên, triển vọng mở rộng quan hệ hai nước vẫn khả quan nhờ sự ủng hộ lưỡng đảng tại Mỹ và mối quan hệ thân thiết giữa cá nhân ông Donald Trump và Thủ tướng Narendra Modi. Chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp tới đối với Ấn Độ nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì các yếu tố cốt lõi từ nhiệm kỳ đầu, đồng thời điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu.

Thúc đẩy hợp tác chiến lược và quốc phòng

Ấn Độ xem chiến lược của Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0 đối với những biến động phức tạp trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như mẫu số chung quan trọng trong quan hệ song phương. Thực tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ đã chuyển trọng tâm từ “châu Á - Thái Bình Dương” sang “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, khẳng định vai trò then chốt của Ấn Độ. Một số bước đi đáng chú ý đã được thực hiện, bao gồm việc thực hiện một số thay đổi cơ bản trong tổ chức quốc phòng và an ninh của Mỹ như đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2018.

Chính quyền Donald Trump cũng đã thực hiện các thay đổi cấu trúc trong Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, phân chia các đồng minh và đối tác tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành các đơn vị tập trung riêng. Kế hoạch “Trump 2.0” đang đặt trọng tâm vào việc xây dựng một thế trận an ninh mạnh mẽ hơn, nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng với các quốc gia “cùng chí hướng”. Ấn Độ, với vai trò là đối tác then chốt, đóng vai trò trụ cột trong nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dựa trên luật lệ và ổn định.

Ngoài ra, các thỏa thuận quốc phòng như Hiệp ước An ninh và tương thích liên lạc (COMCASA) và Thỏa thuận Hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA), Bản ghi nhớ thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) hay Thỏa thuận chung về bảo mật thông tin quân sự (GSOMIA) đã thúc đẩy hợp tác quân sự và chia sẻ thông tin tình báo giữa hai bên. Mỹ cũng hỗ trợ Ấn Độ tăng cường hiện diện hải quân tại Ấn Độ Dương.

Theo giới quan sát, trong nhiệm kỳ 2 của ông Donald Trump, những sáng kiến này được kỳ vọng sẽ tiếp tục, với trọng tâm là hợp tác công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như không gian, an ninh mạng và quốc phòng. Kim ngạch thương mại quốc phòng giữa hai nước, đã vượt mốc 20 tỷ USD trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, dự kiến sẽ tiếp tục tăng với các hợp đồng mua sắm vũ khí tiên tiến. Các sáng kiến hiện tại, như Sáng kiến Mỹ - Ấn về công nghệ quan trọng và mới nổi, sẽ phù hợp với chiến lược của ông Trump nhằm củng cố và duy trì ưu thế công nghệ toàn cầu.

Vai trò của Ấn Độ trong Nhóm Bộ tứ và hơn thế nữa

Với ông Donald Trump, sự tham gia của Ấn Độ trong Đối thoại An ninh tứ giác (hay Nhóm Bộ tứ) cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia đóng vai trò trung tâm, là những mỏ neo chiến lược quan trọng trong việc bảo đảm ổn định trên khắp Đại Tây dương. Bên cạnh đó, Washington cũng tích cực tham gia vào khu vực thông qua nhóm “Biệt đội” khu vực mới nổi (SQUAD - Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines) mới thành lập. Chính quyền Trump coi đây là cơ chế đối phó với sự ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực trên các lĩnh vực chiến lược và kinh tế.

Tuy nhiên, ưu tiên của ông Donald Trump đối với các quan hệ song phương thay vì khung hợp tác đa phương có thể hạn chế việc thiết lập các mối quan hệ sâu rộng hơn về mặt thể chế. Trong khi đó, Ấn Độ, cùng với những nước Nhật Bản và Australia tiếp tục ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao trùm.

Cơ hội và thách thức trong thương mại

Mặc dù có những tiến triển trong lĩnh vực quốc phòng, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ gặp không ít trở ngại trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump. Các mức thuế của Mỹ đối với thép và nhôm từ Ấn Độ từng gây căng thẳng, khiến Ấn Độ áp đặt các biện pháp trả đũa. Việc Mỹ chấm dứt chế độ thương mại đặc biệt đối với Ấn Độ theo chương trình Hệ thống Ưu đãi chung (GSP) đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trị giá 6 tỷ USD. Các chính sách nhập cư hạn chế ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ, vốn đóng góp 150 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Trong nhiệm kỳ Donald Trump 2.0, những vấn đề này có thể được tái khởi động. Tuy nhiên, các chính sách mới như việc loại bỏ giới hạn quốc gia cho visa H-1B có thể mang lại lợi ích lớn cho lực lượng lao động tay nghề cao từ Ấn Độ…

Cuối tháng 12, trong chuyến công tác cuối cùng của năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, S. Jaishankar, đã gặp ông Michael Waltz, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Ông Waltz là người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ, đồng chủ trì Nhóm nghị sĩ Mỹ - Ấn và từng tích cực thúc đẩy các dự luật quan trọng liên quan đến Ấn Độ.

Với vị trí địa lý và năng lực ngày càng gia tăng, Ấn Độ đóng vai trò trọng yếu trong các nỗ lực của Mỹ nhằm bảo đảm tự do hàng hải và thúc đẩy kết nối khu vực. Tuy nhiên, chính sách tự chủ chiến lược của New Delhi có thể bị thử thách nếu Washington yêu cầu chia sẻ gánh nặng an ninh lớn hơn.

Nhìn tổng thể, Ấn Độ kỳ vọng tận dụng sự hỗ trợ từ đất nước cờ hoa để hiện đại hóa quốc phòng, đồng thời duy trì sự linh hoạt trong các mối quan hệ với các cường quốc khác như Nga. Sự cân bằng này sẽ là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của Ấn Độ dưới thời Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ hai. Những nhân vật chủ chốt như ông Michael Waltz, hay ông Sriram Krishnan, cố vấn cấp cao về trí tuệ nhân tạo và là người gốc Ấn, là minh chứng cho cam kết của Mỹ trong việc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc tế, chiến lược ngoại giao của Ấn Độ cần phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và sự duy trì quyền tự chủ chiến lược, cũng như an ninh khu vực. Chính quyền Donald Trump 2.0 sẽ yêu cầu cách tiếp cận thực dụng, tận dụng vị trí chiến lược quan trọng của Ấn Độ, đồng thời đáp ứng các yêu cầu có tính qua lại từ phía Mỹ.

Quốc tế

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?
Thế giới 24h

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?

Dưới áp lực ngày càng tăng từ chính đảng Tự do của mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức, chấm dứt 9 năm ở vị trí Thủ tướng và 12 năm giữ chức Chủ tịch đảng; dư luận hiện đang quan tâm đến những diễn biến tiếp theo trên chính trường Canada.

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn
Thế giới 24h

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn

Con số thương vong trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển một thành phố ở Tây Tạng của Trung Quốc ngày 7.1 đang tiếp tục gia tăng với ít nhất 53 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai toàn diện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045
Thế giới 24h

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045

Chính phủ Indonesia vừa chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí đầy tham vọng trị giá 28 tỷ USD, hướng tới việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho gần 90 triệu trẻ em và phụ nữ mang thai. Dự án nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, sáng kiến này cũng gặp phải không ít ý kiến trái chiều về tính khả thi và áp lực tài chính đối với quốc gia.

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc
Thế giới 24h

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc

Hai đơn vị dẫn đầu nhóm điều tra chung đối với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol là Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) và Văn phòng Điều tra quốc gia của cảnh sát đã chứng kiến sự rạn nứt sâu sắc vào ngày 6.1 sau khi CIO cho biết họ sẽ chuyển giao nhiệm vụ thi hành lệnh bắt giữ ông Yoon cho cảnh sát. Trong khi đó, phía cảnh sát đã bác bỏ yêu cầu này và cho rằng chỉ thị như vậy có lỗ hổng pháp lý.

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này
Thế giới 24h

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này

Các nguồn tin thân cận cho biết, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dự kiến ​​sẽ tuyên từ chức lãnh đạo Đảng Tự do trước khi diễn ra hội nghị bất thường của đảng vào ngày 8.1, trong bối cảnh ông đang phải đối mặt với sự phản đối của các nhân vật chủ chốt trong đảng cũng như uy tín chính trị giảm sút trong các cuộc thăm dò.

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?
Thế giới 24h

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?

Bộ trưởng Ngoại giao của Chính quyền lâm thời Syria Asaad al-Shaibani đã có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên tới Ảrập Xêút. Cùng với một số quan chức cấp cao khác, ông al-Shaibani đã dành hai ngày ở Riyadh từ ngày 4 - 6.1, đánh dấu sự tái hợp mang tính lịch sử giữa Damascus và một trong những quốc gia Ảrập có ảnh hưởng nhất. Các nhà phân tích cho biết, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Ảrập Xêút và chính quyền lâm thời mới của Syria.

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu
Quốc tế

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu

2020s thường được gọi là “thập kỷ quyết định” cho hành động vì khí hậu - thời điểm then chốt để thực hiện những bước tiến cần thiết hướng tới tương lai bền vững. Khi thế giới bước sang năm 2025, tiến độ này bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về địa chính trị, bất bình đẳng kinh tế và thiếu hụt tài chính. Song, những tiến bộ công nghệ và trách nhiệm giải trình ngày càng tăng của doanh nghiệp mở ra con đường đầy hứa hẹn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu về khí hậu và thiên nhiên. Theo đó, các chuyên gia đưa ra những chủ đề về khí hậu, phát triển bền vững quan trọng trong năm 2025, nêu bật cả những thách thức và cơ hội trong nỗ lực toàn cầu hướng tới hành động quyết đoán hơn.

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19
Thế giới 24h

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19

Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng trấn an người dân và du khách khi khẳng định loại bệnh viêm đường hô hấp đang lây lan ở nước này là loại bệnh phổ biến, đặc biệt vào mùa đông; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến sức khỏe của công dân Trung Quốc và người nước ngoài đến Trung Quốc".

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Thế giới 24h

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Người dân Mỹ bước sang năm mới cùng một loạt luật mới dự kiến ​​có hiệu lực trên toàn quốc, điều chỉnh các vấn đề như quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), tăng cường bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng cũng như quản lý thẻ căn cước công dân trên toàn quốc.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?
Quốc tế

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?

2024 là năm chứng kiến ​​nhiều cuộc bầu cử nhất trong lịch sử thế giới với hơn 70 quốc gia - 4 tỷ người đi bỏ phiếu. Giờ đây nhìn lại những lá phiếu đã được kiểm đếm, những kết quả đã được công bố, người ta nhận thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển, tỷ lệ ủng hộ chính phủ đương nhiệm đều giảm sút. Lo lắng trước những khó khăn kinh tế, chia rẽ về các vấn đề văn hóa và tức giận với tình hình chính trị hiện tại, cử tri ở nhiều quốc gia đã gửi đi thông điệp về sự thất vọng.

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?