PVCFC hiện thực hóa sứ mệnh "người nuôi dưỡng"

Nhờ triết lý kinh doanh minh bạch và chú trọng tới các giá trị cốt lõi, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; HOSE: DCM) hiện đang sở hữu hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, không chỉ trải dài từ Bắc vào Nam, mà còn xác lập thị phần nhất định ở nước ngoài và đang hướng tới xây dựng hệ thống phân phối bền vững ở Đông Nam Á. Đồng thời, PVCFC cũng luôn nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. 

Kiến tạo giá trị bền vững

Từng bước hoàn thiện sứ mệnh cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, PVCFC đã định hướng phát triển đa dạng sản phẩm, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ cao, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và nền nông nghiệp nước nhà.

Mới đây, 3 công trình của PVCFC vừa vinh dự nhận giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) 2023; đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình nỗ lực, sáng tạo và kiến tạo giá trị bền vững hơn của tập thể PVCFC.

Công trình đầu tiên của PVCFC đoạt giải Ba mang tên "Nghiên cứu quy trình rút ngắn thời gian sản xuất trong lĩnh vực công nghệ sản xuất Amoniac" đã áp dụng thành công và hiệu quả từ tháng 9.2020. Theo đại diện PVCFC, cho đến thời điểm xét duyệt giải thưởng, chưa có nhà máy nào cùng công nghệ áp dụng công trình này. Trên thế giới, hiện tại chưa có nhà máy đạm - cùng cấu hình công nghệ của Nhà bản quyền Haldor Topsoe - nghiên cứu và áp dụng công trình này vào thực tiễn.

PVCFC nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nguồn: PVCFC
PVCFC nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nguồn: PVCFC

Nhóm tác giả đã nghiên cứu, chạy mô phỏng, tính toán, tối ưu công nghệ của nhà bản quyền, từ đó đưa ra một quy trình mới giúp gia nhiệt trước xúc tác metan hóa, dừng máy, xử lý sự cố dựa trên các mô hình mô phỏng hóa các dòng công nghệ của cụm metan hóa. Từ đó, giúp tiết giảm tiêu hao (khí nhiên liệu, điện, nước, nitơ, nhân công…), giảm phát thải CO2, CO gây ô nhiễm môi trường ở tải 60% trong quá trình khởi động, dừng máy và sự cố do quá nhiệt; góp phần tăng thêm sản lượng Urea, tăng doanh thu và nhiều lợi ích khác.

Công trình đoạt giải Khuyến khích mang tên "Nghiên cứu công nghệ phục hồi máy nén khí trục vít công nghiệp không dầu, từng bước tự chủ và giảm phụ thuộc chính sách độc quyền của nhà sản xuất"; đã đưa ra được giải pháp kỹ thuật mới, làm chủ công nghệ sửa chữa phục hồi dòng sản phẩm máy nén khí công nghiệp không dầu độc quyền của nhà sản xuất máy nén Atlas Copco tại PVCFC mà từ trước đến giờ chưa đơn vị nào trong và ngoài nước thực hiện được.

Đây là tiền đề cơ sở cho việc áp dụng giải pháp thực hiện phục hồi các đầu nén còn lại trong Nhà máy Đạm Cà Mau nói riêng, các đơn vị trong/ngoài ngành dầu khí nói chung. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu giúp cho Nhà máy Đạm Cà Mau tiết kiệm về thời gian, chi phí mua sắm vật tư thay thế phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ/đột xuất các chủng loại máy nén khí trục vít không dầu. Đồng thời, công trình giúp tiết giảm chi phí mua sản phẩm vật tư dự phòng, chi phí lưu kho cho các máy nén còn lại.

Công trình đoạt giải Khuyến khích thứ hai là: "Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và tối ưu hóa thời gian vận hành liên tục hệ thống tạo hạt tầng sôi nhà máy Đạm Cà Mau". Với tính khoa học và ứng dụng thực tế, giải pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy khác có cấu hình tương tự Nhà máy Đạm Cà Mau.

Các sản phẩm công nghệ này không chỉ giúp tăng hiệu suất vận hành, chất lượng sản phẩm, tiết giảm tiêu hao năng lượng mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết và nỗ lực không ngừng của PVCFC trong ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. 

Hợp tác với các đối tác uy tín

Cùng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, PVCFC cũng sớm tập trung cho công tác nghiên cứu phát triển, nâng cao công suất nhà máy, thực hiện dự án mới và tăng cường hợp tác với các đối tác uy tín trong và ngoài nước. Sau thời gian nghiên cứu, nhận thấy cơ hội đồng hành, PVCFC và Công ty TNHH Công trình Ngũ Hoàn Trung Quốc (Wuhuan Engineering Co., Ltd) vừa ký kết hợp tác, cùng mở rộng tiềm năng phát triển.

Đây là 1 trong những công ty kỹ thuật hóa dầu lớn nhất Trung Quốc, có năng lực cao về thiết kế kỹ thuật và EPC, cùng nhiều kinh nghiệm dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa dầu như phân đạm, phân lân, lưu trữ và vận chuyển LNG cũng như vật liệu mới. Trước đó, Wuhuan Engineering là tổng thầu Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau.

Hai bên đã chính thức hợp tác phát triển 3 mảng việc chính: nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm; nghiên cứu dự án nâng công suất Nhà máy Đạm Cà Mau; PVCFC cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, vận hành cho các dự án mới do Wuhuan Engineering Co., Ltd thực hiện.

Đối với thị trường Đông Nam Á, từ lâu, PVCFC đã là doanh nghiệp lớn tại khu vực, có công nghệ hàng đầu và không ngừng hướng đến sản xuất xanh, bền vững, thân thiện môi trường. Tại Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, PVCFC đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

PVCFC hiện đã xuất khẩu sang 4 thị trường tại khu vực này, bao gồm: Thái Lan, Myanmar, Indonesia và Campuchia. Trong đó, Campuchia hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của PVCFC với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%. Ngoài kết quả vững vàng 60% thị phần khu vực Tây Nam Bộ, chiếm giữ đến 60% thị phần phân bón của cả nước, PVCFC lần lượt mở rộng tiềm năng trên 20 quốc gia, lãnh thổ, góp phần gia tăng vị thế nông nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.

Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, kênh phân phối; đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế; chú trọng đến tiếp thị truyền thông trên các nền tảng kỹ thuật số, PVCFC đã chiếm lĩnh thị phần tại tất cả các thị trường trong nước, chiếm thị phần và sự tin yêu của bà con các nước bạn. Đến nay, PVCFC đã sở hữu Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy NPK Cà Mau, vừa hoàn thành chuyển nhượng Nhà máy NPK Hàn Việt…

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).