Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Chiều 1.7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thường trực các Ủy ban Kinh tế, Tài chính - Ngân sách, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Xã hội, Văn hóa, Giáo dục…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo về kết quả thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trong nhiều năm qua, Liên hiệp luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, sự phối hợp và hỗ trợ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong đó, Liên hiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội, sự phối hợp của các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Lãnh đạo Quốc hội đã chỉ đạo, tạo điều kiện để Liên hiệp có sự phối hợp với các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội, trong đó đã ký Thỏa thuận phối hợp công tác giữa Liên hiệp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội đồng Dân tộc trong năm 2021.

Ông Phan Xuân Dũng cũng nhấn mạnh, với sự quan tâm của Lãnh đạo Quốc hội đối với việc lắng nghe ý kiến các nhà khoa học tư vấn, phản biện, đưa ra các ý kiến góp ý đối với các dự án luật quan trọng của đất nước hoặc tại các hội thảo khoa học phục vụ công tác giám sát, xây dựng pháp luật, Liên hiệp đã được tạo điều kiện tổ chức nhiều hội thảo độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tổ chức. Trong đó, đã phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị Covid-19 (trong đó có thuốc cổ truyền), trang thiết bị và sinh phẩm y tế; vai trò của công nghệ và dữ liệu khoa học trong xây dựng, triển khai các biện pháp phòng, chống và thích ứng với dịch bệnh; tổ chức Hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam -0
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồ Long

Liên hiệp cũng chủ động tổ chức Hội thảo “Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số tồn tại, hạn chế và những khuyến nghị” nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho Hội đồng Dân tộc tham gia thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi)…

“Các chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội đồng Dân tộc, Viện Nghiên cứu lập pháp với Liên hiệp là tiền đề quan trọng để Liên hiệp tăng thêm cơ hội và điều kiện nắm bắt thông tin về quá trình xây dựng pháp luật. Các hội thảo, hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến được phối hợp tổ chức với nhiều cơ quan của Quốc hội đã góp phần quan trọng để Liên hiệp thực hiện ngày càng hiệu quả hơn nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội”, ông Phan Xuân Dũng lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam -0
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng. Ảnh: Hồ Long

Tại buổi làm việc, các đại biểu nhất trí cho rằng, trong thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã triển khai một số hoạt động phối hợp rất hiệu quả, hữu ích, đặc biệt là phối hợp của Liên hiệp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”. Đại diện Thường trực các Ủy ban của Quốc hội khẳng định, tiềm năng hợp tác của các cơ quan của Quốc hội với Liên hiệp trong thời gian tới là rất lớn, nên bên cạnh sự đặt hàng từ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Liên hiệp cũng cần chủ động phối hợp, vận động đội ngũ trí thức tham gia. Đại diện một số Ủy ban của Quốc hội cũng nêu ra một số dự án luật, nội dung giám sát của Ủy ban hay được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao chủ trì thực hiện rất cần có sự phối hợp với Liên hiệp để lấy ý kiến rộng rãi với các nhà nghiên cứu, khoa học, cũng như các trường đại học, viện nghiên cứu.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn với 152 hội thành viên, trong đó có 89 hội ngành toàn quốc và 63 liên hiệp hội tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, hàng trăm đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo…. “Nhiều nhà khoa học, tổ chức, trí thức đã phát huy rất tốt trong các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, góp phần vào sự thành công của kỳ họp”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đánh giá cao hiệu quả và sự hữu ích từ quá trình phối hợp giữa một số cơ quan của Quốc hội và Liên hiệp trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao hiệu quả của Hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Phục hồi và Phát triển bền vững". Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội thảo và đánh giá rất cao, hoan nghênh Đoàn giám sát, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp với Liên hiệp làm cầu nối tập hợp đông đảo chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết, trách nhiệm với Đảng, đất nước, có nhiều ý kiến sâu sắc, khách quan, khoa học đóng góp trực tiếp chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên của Quốc hội Khoá XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam -0
Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến trình bày báo cáo. Ảnh: Hồ Long

Trong thời gian tới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được giao nhiều việc khó, phức tạp, nhiều nội dung có tính chuyên sâu, kỹ thuật cao, có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế, xã hội. Trong định hướng lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đã được thông qua vào đầu nhiệm kỳ có rất nhiều nhiệm vụ lập pháp quan trọng liên quan đến khoa học, công nghệ; nhiều vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, cũng như các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là điều kiện để các cơ quan của Quốc hội cũng như Liên hiệp có nhiều dư địa để tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, các cơ quan của Quốc hội cần chủ động có trao đổi, đặt hàng từng đầu việc cụ thể, với kế hoạch chi tiết hơn để đi vào chiều sâu trong thực hiện công tác tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia, tham mưu cho các hoạt động của Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.