Phát triển vùng rau an toàn

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển thêm 3.000 - 4.000ha rau an toàn; tiếp tục đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nhiều mô hình khuyến nông theo hướng hữu cơ, VietGAP

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, toàn thành phố đã chuyển đổi được hơn 40.227ha đất lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp mới; trong đó, có 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, thực hiện 37 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 2.080ha.

Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Ảnh: N.A
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Ảnh: N.A

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, các giống cây trồng mới, các giải pháp canh tác mới (canh tác bền vững, tiết kiệm, an toàn trong sản xuất) đã chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật mới, cho kết quả tốt. Các mô hình theo hướng hữu cơ, VietGAP không chỉ làm tăng giá trị cho sản phẩm mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của ngành nông nghiệp trong cộng đồng. 

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã áp dụng quy trình trồng rau VietGAP là nơi cung cấp rau sạch cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Việc chuyển đôi sang quy trình VietGAP không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế đối mà còn bảo đảm cả về sức khỏe đối với người nông dân, trực tiếp tham gia sản xuất do không phải tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu.

Ông Nguyễn Khắc Vinh, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ cho biết, gia đình ông trồng rau hơn 10 năm nay. Trước kia, gia đình trồng theo phương thức truyền thống, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Sau này, khi mới bắt đầu thực hiện mô hình rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, người dân thường xuyên được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, được hỗ trợ các kiến thức ghi nhật ký cấy giống, quy định về sử dụng thuốc bảo vệ, sử dụng nguồn nước, chăm sóc và thu hoạch rau.

Để bảo đảm quy trình sản xuất khoa học, các thành viên tham gia sản xuất trong Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ được huấn luyện về quản lý dịch bệnh gây hại tổng hợp, tuân thủ quy trình sản xuất rau an toàn hướng VietGAP, 100% phân bón là phân sinh học, phân gà ủ, thuốc bảo vệ thực vật được thay thế bằng các chế phẩm sinh học hoặc làm thủ công (làm cỏ, bắt sâu bọ bằng tay).

Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp Tiền Lệ còn đầu tư hệ thống nhà lưới giúp hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, giảm bay hơi nước, duy trì độ ẩm, hạn chế rửa trôi, xói mòn, sâu bệnh… Qua đó, giúp người nông dân tăng năng suất và chất lượng rau màu, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, góp phần không nhỏ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Duy trì hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Đại diện phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết, huyện đang phát huy hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại xã Yên Mỹ và xã Duyên Hà. Đến nay, có hơn 200 hộ ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi với Hợp tác xã An Phát, Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp Đại Lan, Công ty Davicop.

Khi sản xuất theo chuỗi, các công ty thu mua sản phẩm ổn định (khoảng 30% sản lượng) và cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15%, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. 

Khi sản xuất theo chuỗi, các công ty thu mua sản phẩm ổn định (khoảng 30% sản lượng) và cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15%, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Nhằm duy trì mô hình liên kết chuỗi, huyện Thanh Trì đã hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ sản xuất. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã đem lại lợi ích cho hợp tác xã và người dân, góp phần giảm bớt nhiều khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, gia tăng giá trị sản phẩm...

Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ rau an toàn chưa ổn định, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; số lượng hợp tác xã sản xuất rau, đặc biệt là số cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP còn quá ít so với diện tích sản xuất rau hiện có; việc tiếp cận chính sách, nguồn vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất của các hợp tác xã còn nhiều khó khăn. Các chuỗi liên kết còn lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức thuận mua, vừa bán, dẫn đến hợp đồng dễ bị phá vỡ.

Về giải pháp khắc phục việc duy trì, mở rộng mô hình liên kết chuỗi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục mở rộng và phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trồng trọt. Các địa phương đã và đang quy hoạch để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. 

Bên cạnh đó, các địa phương hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, xây dựng phương án sản xuất, kết nối thị trường cho các hợp tác xã để làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp; thường xuyên đánh giá, dự báo cung cầu hàng hóa nông sản của thị trường để giúp các chuỗi điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp phối hợp với các huyện, thị xã tăng cường, siết chặt công tác quản lý vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu, đánh giá sự phù hợp của thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn để ứng dụng đối với sản xuất rau an toàn, bảo đảm sự cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn truy xuất nguồn nguồn gốc đến từng hộ; tăng cường hỗ trợ đào tạo nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm.

 Sở NN&PTNT phối hợp với các sở ngành tham mưu cho thành phố lựa chọn hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiệu quả, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ, bố trí điểm bán hàng, hỗ trợ thuê cửa hàng rau an toàn để đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giúp nông dân làm giàu và tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng, hướng đến một nền phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới, trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị với Trung ương quan tâm sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND của quy định hạn mức các loại đất khi giao đất và công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 22.10.2024, thay thế Quyết định số 51/2014 đã áp dụng trong 10 năm qua.

Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai kết nạp các hội viên mới trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh:V.Gia
Địa phương

Trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng

Với quan điểm luôn đồng hành với doanh nghiệp (DN), doanh nhân, tỉnh Đồng Nai luôn mong muốn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng. Việc khai thác những lợi thế trong vùng Sân bay Long Thành, sông Đồng Nai và những lợi thế khác sẽ tạo bước phát triển vững chắc cho các DN cũng như địa phương trong thời gian tới.

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Quy định rõ quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là cấp huyện và xã; giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả… là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua khảo sát việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, gắn với lấy ý kiến dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.