Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu

Nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai các dự án nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ, các địa phương triển khai công tác bảo trì đường bộ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Tạo sự chuyển biến trong ý thức tham gia giao thông

Trong những năm qua, nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, đầu tư nâng cấp, xây dựng đồng bộ. Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 6 quốc lộ, 26 tỉnh lộ, 70 huyện lộ và hệ thống đường nông thôn với tổng chiều dài hơn 5.083km. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; kéo giảm tai nạn giao thông một cách bền vững, các cấp, các ngành đã nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung triển khai các dự án nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ, các địa phương triển khai công tác bảo trì đường bộ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trật tự, an toàn giao thông, vận động nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên tích cực, tự giác, gương mẫu trong chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Cùng với đó, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông được tăng cường, nhất là tập trung triển khai kiên quyết các chuyên đề, trọng tâm là vi phạm “nồng độ cồn”, quá tải trọng từ đó thiết lập trật tự kỷ cương về an toàn giao thông. Điều này đã tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân. Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát hành trình trên tuyến quốc lộ đã đem lại nhiều kết quả, góp phần phân luồng, kiểm soát tốc độ các phương tiện tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.

anh-3-bpc-giam-sat-tai-sgtvt.jpg
Thành viên Đoàn giám sát phát biểu ý kiến. Ảnh: Thu Hương

Tuy nhiên, qua giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 cho thấy, tình hình tai nạn giao thông thời gian qua vẫn đáng lo ngại, nhất là giao thông đường bộ. Trong giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Hòa Bình xảy ra 576 vụ tai nạn giao thông, làm chết 315 người, bị thương 461 người. Công an tỉnh đã lập biên bản 47.759 trường hợp vi phạm, xử phạt 42.124 trường hợp, tạm giữ 19.918 phương tiện các loại, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 9.684 trường hợp.

Năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 237 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 115 người và bị thương 193 người. So với cùng kỳ năm 2023 tăng 1 vụ (0,4%); tăng 7 người chết (6,5%); giảm 14 người bị thương (-6,8%). Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự đã phát hiện và lập biên bản 31.813 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ; phạt tiền 26.640 trường hợp, số tiền trên 70 tỷ đồng; tạm giữ 15.639 phương tiện vi phạm các loại; tước Giấy phép lái xe 6.815 trường hợp.

Xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Dự báo những năm tới, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, số lượng phương tiện tham gia giao thông tiếp tục tăng nhanh, nhất là xe ô tô cá nhân, nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa ngày một tăng cao, trong khi hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn nhiều vướng mắc, cơ sở hạ tầng chưa bảo đảm, còn nhiều bất cập về tổ chức giao thông, trong khi ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao.

1-aug-2024-100234-gmt2bbfd1ed8c6b2935707a.jpg
Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh việc thực hiện kiểm tra nồng độ khi tham gia giao thông của người dân. Ảnh: Thùy An

Để hạn chế mức thấp nhất tình trạng vi phạm luật giao thông, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các cấp tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các nội dung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ngay từ cấp cơ sở, bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác an toàn giao thông, kéo giảm 3 tiêu chí về tai nạn giao thông.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, tạo bước đột phá thông qua triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách, quy định các chế tài đủ mạnh nhằm chuyển biến ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Đồng thời, quan tâm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện có và đang thi công.

Mặt khác, UBND tỉnh cần chỉ đạo triển khai xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; quan tâm đầu tư kinh phí để phục vụ công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; bổ sung phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát giao thông, bảo đảm hiện đại, đồng bộ. Bên cạnh đó, công an tỉnh cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đổi mới hình thức tuần tra kiểm soát, sử dụng có hiệu quả các thiết bị kỹ thuật được trang bị để phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”…

Địa phương

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật
Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật

Trước thông tin phản ánh tại dự án cải tạo, chỉnh trang tiểu công viên nghĩa trang xã Uy Nỗ, phế liệu được đổ xuống khu vực san nền, đơn vị thi công cho biết khi thực hiện dự án, việc đổ các vật liệu như gạch vỡ, bê tông thừa là một giải pháp tạm thời để tạo lối đi thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và máy móc thi công.