Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt

headhoalu.jpg

Ngày nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất nổi bật của con người vùng đất thiêng Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn luôn được gìn giữ, lan toả, rộng mở và tiếp biến không ngừng, trở thành giá trị đặc trưng, là động lực, lợi thế cạnh tranh để tỉnh Ninh Bình vươn lên mạnh mẽ, hướng tới một thành phố toàn cầu trên nền tảng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt.


Thành phố nằm ở giao điểm “ngã 5” trên các giao lộ chiến lược phía Nam đồng bằng sông Hồng


Thành phố Hoa Lư nằm ở giao điểm ngã 5 trên các giao lộ chiến lược quốc gia phía nam đồng bằng sông Hồng bảo đảm giao thương các vùng miền đất nước, từ Hoa Lư kết nối với đô thị lớn, các vùng miền, nhất là các tỉnh phía Bắc. Đô thị di sản này nằm trên đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, nối các tỉnh miền Nam, miền Trung với Thủ đô Hà Nội; nằm trên hành lang Đông – Tây kết nối vùng Tây Bắc với duyên hải vịnh Bắc Bộ. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km (tương đương khoảng cách Hải Phòng với Hà Nội), Hoa Lư có điều kiện xây dựng, phát triển thành đô thị đối ngẫu trong xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhằm bổ sung, bù đắp trên các lĩnh vực hậu cần sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí gắn với xây dựng đô thị di sản, đô thị sinh thái, đô thị cảnh quan văn hóa.

Có thể nói, đây là vị trí đắc địa hiếm có, thuận lợi cho giao thương, tổ chức lãnh thổ, quản trị liên kết vùng, thu hút đầu tư, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đô thị hoá, kết nối liên vùng.

anh-1.jpg
Thành phố Hoa Lư hôm nay. Ảnh nguồn: baoninhbinh.org.vn

Xây dựng Hoa Lư trở thành trung tâm chuyên ngành về du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, kinh tế di sản, tổ chức sự kiện của vùng, quốc gia và hội nhập quốc tế


Thành phố Hoa Lư là đô thị di sản thiên niên kỷ, nằm trọn trong không gian Kinh thành Hoa Lư xưa, nơi hội tụ khí thiêng trời đất, với thế tựa sơn, cận giang, hướng bể, chứa đựng di sản đồ sộ mang đậm bản sắc Việt, trong đó có di sản vị thế đô thị Cố đô.

Thành phố Hoa Lư là đô thị di sản thiên niên kỷ, nằm trọn trong không gian Kinh thành Hoa Lư xưa, nơi hội tụ khí thiêng trời đất, với thế tựa sơn, cận giang, hướng bể, chứa đựng di sản đồ sộ mang đậm bản sắc Việt, trong đó có di sản vị thế đô thị Cố đô.

Nơi đây được Đinh Bộ Lĩnh chọn làm Kinh đô của nước Đại Cồ Việt sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, xưng hoàng đế, lập nên nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, tái lập quốc gia dân tộc với chủ quyền đầy đủ, thống nhất giang sơn, nâng tầm vị thế đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc, tạo nền tảng cho định đô Thăng Long – Hà Nội, mở ra nền văn minh Đại Việt.

Thành phố Hoa Lư sở hữu tài nguyên di sản đồ sộ, phong phú, đặc sắc, cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, làm nên tiềm năng khác biệt, giá trị độc đáo, lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển. Điều đó giúp thành phố Hoa Lư dựa vào tài nguyên di sản, nguồn lực văn hóa, điều kiện cảnh quan thiên nhiên, thuận lợi cho xây dựng một đô thị di sản cảnh quan văn hóa, đô thị sinh thái – mô hình đô thị vừa mang tính hiện đại, vừa mang đậm bản sắc riêng có, hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng phát triển đô thị kiểu "bê tông hóa", đô thị "nén" đang trở thành thách thức phổ biến hiện nay.

anh-2.jpg
anh-3.jpg
anh-4.jpg
anh-5.jpg

Tài nguyên di sản, cảnh sắc thiên nhiên, nguồn lực văn hóa là tiền đề cho xây dựng Thành phố Hoa Lư trở thành trung tâm chuyên ngành về du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, kinh tế di sản, tổ chức sự kiện của vùng, quốc gia và hội nhập quốc tế. Đó cũng chính là nền tảng kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo cho xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ, khắc phục những hình thái đô thị "nén", "bê tông hóa" gây nhiều hệ lụy.

Thành phố Hoa Lư đang vững bước tiến vào kỷ nguyên mới bằng tâm thế của đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố toàn cầu.


Hoa Lư đang vươn mình khẳng định một thành phố toàn cầu, đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt


Là đô thị di sản thiên niên kỷ sở hữu danh hiệu UNESCO, thành phố Hoa Lư trở thành một hình mẫu tiêu biểu phát triển xanh, hài hòa, bền vững, dựa trên tài nguyên di sản, nguồn lực văn hóa, giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế xanh. Mới đây, các chuyên gia của UNESCO đã lượng giá Quần thể danh thắng Tràng An là 213 tỷ USD.

Mỗi năm, thành phố Hoa Lư đón khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế/ tổng số 9 triệu du khách; các tiêu chí phát triển đô thị được quy định một cách ngặt nghèo theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ.

Mỗi năm, thành phố Hoa Lư đón khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế, trong tổng số 9 triệu du khách; các tiêu chí phát triển đô thị được quy định một cách ngặt nghèo theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ. Bản sắc địa phương, thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ của Hoa Lư có ảnh hưởng lớn trong mạng lưới đô thị di sản toàn cầu sở hữu danh hiệu UNESCO, góp phần gia tăng sức mạnh mềm của đất nước trong hội nhập quốc tế.

Là thành phố toàn cầu, quy hoạch phát triển thành phố Hoa Lư theo các chuẩn mực đô thị văn minh, hiện đại, xanh, giàu bản sắc địa phương. Đó là mô hình đô thị di sản, đô thị cảnh quan văn hóa bảo đảm tính hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữa tính hiện đại và bảo tồn giá trị truyền thống, khác hẳn với các mô hình đô thị công nghiệp kiểu "bê tông hóa". Nó trái ngược với các mô hình đô thị hóa thôn tính di sản, xâm hại môi trường, tạo hố ngăn cách phát triển giữa đô thị với nông thôn. Đây là một mô hình đô thị dung nạp được bản sắc địa phương, tinh hoa Cố đô Hoa Lư . Kiến trúc công trình, văn hóa và lối sống cư dân thể hiện phong cách đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Đây còn là đô thị có sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế nổi tiếng tham gia trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch như Marriott, Pullman, Wyndham, Big C, Outlet…

anh-7.jpg

Là đô thị mang tính toàn cầu, thành phố Hoa Lư đã trở thành không gian chia sẻ tầm nhìn, những giá trị phổ quát của các quốc gia dân tộc, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Những sáng kiến của thành phố Hoa Lư luôn được UNESCO ghi nhận và phổ biến rộng rãi, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch, tích hợp giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, giải quyết sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương dựa vào di sản, bảo tồn di sản, mở rộng mạng lưới các thành phố di sản sở hữu danh hiệu UNESCO. Tới đây, thành phố Hoa Lư đang thúc đẩy UNESCO tầm nhìn và sáng kiến về xây dựng triết lý phụng dưỡng thiên nhiên, về mô hình đô thị di sản cảnh quan văn hóa, về đổi mới sáng tạo ngoài trời, về phát triển công nghệ mô phỏng thiên nhiên, về phát triển các ngành kinh tế sáng tạo làm nền tảng kinh tế cho đô thị di sản, thành phố sáng tạo.

Những sáng kiến của thành phố Hoa Lư luôn được UNESCO ghi nhận và phổ biến rộng rãi, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch, tích hợp giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, giải quyết sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương dựa vào di sản, bảo tồn di sản, mở rộng mạng lưới các thành phố di sản sở hữu danh hiệu UNESCO.

Là thành phố toàn cầu mang đậm bản sắc Việt, quy hoạch phát triển thành phố Hoa Lư bảo đảm kết nối không gian, xây dựng các thiết chế biểu tượng xứng tầm vùng đất Cố đô Hoa Lư. Mạng lưới giao thông bắt đầu từ Hoa Lư tỏa đi các tỉnh xung quanh, với các đô thị lớn cơ bản hình thành đồng bộ, hiện đại, cho phép liên kết vùng như đường cao tốc Bắc – Nam, Hành lang Đông – Tây, cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, đường ven biển.

anh-9.jpg
Thành phố Hoa Lư hôm nay. Ảnh nguồn: ITN

Định hình các công trình văn hóa tâm linh có quy mô đồ sộ đứng đầu đất nước thể hiện tầm vóc đô thị di sản Cố đô, nơi lắng đọng hồn thiêng sông núi như Đàn Kính Thiên, chùa Bái Đính, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.

Tỉnh Ninh Bình đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư cho phục dựng, tái hiện Hoàng thành Hoa Lư, nhất là các công trình thuộc quân thành như Cung điện, Lâu đài, Phủ đệ, Trường thành… tạo nên điểm nhấn của đô thị di sản thiên niên kỷ.

Các thiết chế văn hóa biểu tượng của đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố toàn cầu như Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, Nhà hát Phạm Thị Trân, Công viên văn hóa Tràng An, Trung tâm tổ chức sự kiện, tượng đài các danh nhân, cầu sông Vân, …cùng với đó là tiếp tục quy hoạch, đầu tư và đang tiến hành xây dựng Bảo tàng Tổng hợp, Cung triển lãm, Hội chợ, Trung tâm nghệ thuật đương đại, Tháp thiên niên kỷ, Công viên thắp sáng Dục Thúy Sơn… Đây là những công trình đề đời xứng tầm đô thị di sản Cố đô.

Tỉnh Ninh Bình đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư cho phục dựng, tái hiện Hoàng thành Hoa Lư, nhất là các công trình thuộc quân thành như Cung điện, Lâu đài, Phủ đệ, Trường thành… tạo nên điểm nhấn của đô thị di sản thiên niên kỷ.

Hạ tầng dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển một trung tâm chuyên ngành về du lịch, công nghiệp văn hóa, giải trí, đổi mới sáng tạo của vùng, đất nước và hội nhập quốc tế như Trường Đại học Hoa Lư, Trường Chính trị tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Thể thao, các Khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế… và đang quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng Phim trường, Học viện bóng đá quốc tế, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế.

Thành phố Hoa Lư đang vững bước tiến vào kỷ nguyên mới bằng tâm thế của đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố toàn cầu, trung tâm chuyên ngành về du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, đổi mới sáng tạo của vùng, quốc gia và vươn tầm quốc tế. Khí thiêng của sông núi, nền tảng giá trị lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được phát huy bằng tinh thần kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sẽ tạo thế và lực cho thành phố Hoa Lư phát triển mạnh mẽ, bứt phá.

Trên đường phát triển

Hòa Bình tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đi vào thực chất hơn
Địa phương

Hòa Bình tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đi vào thực chất hơn

Ngày 18.3, chủ trì Hội nghị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị đề nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đi vào thực chất hơn, lựa chọn đúng người, đúng việc, phù hợp...

Hòa Bình chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Địa phương

Hòa Bình chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Là tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Hòa Bình luôn đặc biệt quan tâm gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Toàn tỉnh đang chung sức, đồng lòng, tập trung triển khai các giải pháp, bảo đảm sớm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đúng tiến độ, góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những hộ dân khó khăn về nhà ở.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm chủ lực của tỉnh
Địa phương

Đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ

“Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong ba khâu đột phá để tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, sự đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ của chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp luôn là một trong những giải pháp quan trọng kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp lớn mạnh, đóng góp tối đa vào sự phát triển chung của địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%

Giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) tháng 2 của Bà Rịa - Vũng Tàu ước đạt 41.687 tỷ đồng, tăng 21,48%, cùng nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt mức cao so với cùng kỳ. Đồng thời, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư.

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Địa phương

Quyết tâm đưa dự án Quần thể khu đô thị sinh thái Cuối Hạ khởi công đúng tiến độ

Với quyết tâm để dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ khởi công theo đúng kế hoạch trong tháng 5 tới, thời điểm này, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai khu tái định cư, khu xây dựng nông thôn mới và một số hạng mục khác.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Trên đường phát triển

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Từ ngày 1.4, Báo Lào Cai hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; Phòng Thư ký tổng hợp; Phòng Biên tập và tổ chức sản xuất; Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí; Phòng Dân tộc; Phòng Thời sự - Chính trị; Phòng Kinh tế - Xã hội; Phòng Phát triển nội dung số.