Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Các chỉ số có sự thay đổi, cải thiện rõ nét

Theo Báo cáo đánh giá, phân tích kết quả, các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 của các cơ quan, đơn vị, địa phương có sự thay đổi, cải thiện rõ nét. Giá trị chỉ số cải cách hành chính tăng 1,27 điểm % so với năm 2023 và đạt 87,12 điểm %; tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn đạt 95,97%, tăng 0,69% so với năm 2023; chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương có 2/3 khối có giá trị đạt được tăng lên; chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện đạt 92,29% điểm, tăng 1,29% điểm so với năm 2023; mức độ chuyển đổi số của các sở, ngành, địa phương đều có tỷ lệ đạt được tăng từ 9,1% điểm đến 21% điểm.

32025a50.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn phát biểu chỉ đạo hội nghị

Từ kết quả phân tích, đánh giá các chỉ số, Sở Nội vụ là đơn vị dẫn đầu Chỉ số PAR INDEX khối sở, ban, ngành; đứng thứ 2 là Sở Khoa học và Công nghệ; đứng thứ 3 là Sở Kế hoạch và Đầu tư; đứng thứ 4 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. TP Hạ Long dẫn đầu Chỉ số PAR INDEX khối địa phương; đứng thứ 2 là TP Đông Triều; đứng thứ 3 là huyện Tiên Yên; đứng thứ 4 là TP Uông Bí. Kho bạc Nhà nước tỉnh dẫn đầu Chỉ số PAR INDEX khối các cơ quan Trung ương; đứng thứ 2 là BHXH tỉnh; đứng thứ 3 là Công an tỉnh; đứng thứ 4 là Cục thuế tỉnh.

Đối với Chỉ số SIPAS, Sở Tư pháp dẫn đầu khối sở, ban, ngành; thứ 2 là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thứ 3 Sở Công Thương; đứng thứ 4 Sở Nội vụ. TP Cẩm Phả dẫn đầu Chỉ số SIPAS khối các địa phương; đứng thứ 2 là huyện Hải Hà; đứng thứ 3 là TP Uông Bí; đứng thứ 4 là TP Đông Triều. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh dẫn đầu Chỉ số SIPAS khối các cơ quan Trung ương; đứng thứ 2 là Cục Hải quan tỉnh; đứng thứ 3 là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh; đứng thứ 4 là Công an tỉnh.

Đối với Chỉ số DDCI, dẫn đầu khối sở, ban, ngành của tỉnh là Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; đứng thứ 2 Sở Khoa học và Công nghệ; đứng thứ 3 Sở NN&PTNT; đứng thứ 4 là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đứng đầu Chỉ số DDCI khối các địa phương là TP Hạ Long; đứng thứ 2 là huyện Hải Hà; đứng thứ 3 là huyện Bình Liêu; đứng thứ 4 là TP Móng Cái. Cục Hải quan tỉnh dẫn đầu Chỉ số DDCI khối các cơ quan Trung ương; đứng thứ 2 là Cục Thuế tỉnh; đứng thứ 3 là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh; đứng thứ 4 là Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

32025a51.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" năm 2024

Đối với Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện DGI, dẫn đầu là huyện Cô Tô; đứng thứ 2 là huyện Ba Chẽ; đứng thứ 3 là huyện Bình Liêu; đứng thứ 4 là TP Cẩm Phả. Đối với Chỉ số DTI, dẫn đầu khối địa phương là TP Hạ Long; đứng thứ 2 là TP Uông Bí; đứng thứ 3 là thị xã Quảng Yên; đứng thứ 4 là TP Móng Cái. Dẫn đầu khối sở ngành là Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; đứng thứ 2 là Sở Y tế; đứng thứ 3 là Sở Giáo dục và Đào tạo. Đối với xếp hạng chung DTI cấp xã năm 2024: xã Tiền An (thị xã Quảng Yên) dẫn đầu; phường Yên Giang (thị xã Quảng Yên) đứng thứ 2; phường Hà Khánh (TP Hạ Long) đứng thứ 3.

Bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn biểu dương, ghi nhận những nỗ lực đạt được các chỉ số của cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2024. Trước mục tiêu phấn đấu của tỉnh đề ra trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai 7 nhiệm vụ, nổi bật là thực hiện nghiêm túc Kết luận 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị; chủ động nghiên cứu, đề xuất cụ thể các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm các nhiệm vụ triển khai được thông suốt, thuận lợi, không bỏ sót nhiệm vụ, địa bàn quản lý.

532025a52.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" năm 2024

Bên cạnh đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị, nỗ lực, hành động của người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở; loại bỏ ngay những quy định, TTHC đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Trong bối cảnh mới, tình hình mới, đội ngũ cán bộ, công chức tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng thực thi công vụ và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kịp thời tham mưu tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ cụ thể; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, tiếp tục quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công thông qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; hệ thống thông tin quản lý nợ; hệ thống quản lý thuế tập trung; hệ thống thông quan tự động… Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý tài chính - ngân sách, thúc đẩy cải cách hành chính.

2025a53.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sau hội nghị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá để nghiêm túc nhận diện về những tồn tại, hạn chế; xác định trách nhiệm của đơn vị, cá nhân và có các giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh và chuyển đổi số; chủ động rà soát, triển khai các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm các nhiệm vụ không bị bỏ sót. Sở Nội vụ, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục rà soát, sửa đổi các Bộ Chỉ số bảo đảm phù hợp với tình hình mới sau khi có mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Trên đường phát triển

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.