Bắc Giang: Tiếp tục tháo gỡ, xử lý cụ thể đối với từng công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, vướng mắc

Thông báo kết luận phiên họp UBND tỉnh Bắc Giang thường kỳ tháng 2.2025 cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đạt kết quả khá tích cực. Các ngành sản xuất chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá; chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 26,25% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất đạt 130.747 tỷ đồng, tăng 26,32% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định, việc triển khai sản xuất vụ chiêm xuân, sản xuất vải thiều đảm bảo kế hoạch. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi tiếp tục được kiểm soát tốt. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá; thương mại, dịch vụ tiếp tục phục hồi. Giá trị xuất khẩu duy trì mức tăng ổn định, 2 tháng đạt 10,64 tỷ USD, tăng trên 50% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 5,49 tỷ USD, tăng 38,8%; nhập khẩu đạt 5,15 tỷ USD, tăng 67,0%.

Công tác giao và triển khai kế hoạch đầu tư công được quan tâm thực hiện quyết liệt; công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Trung ương. Đời sống Nhân dân cơ bản ổn định; các hoạt động phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán được tổ chức thực hiện tốt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ.

1741166979309-a1.jpg
Hội nghị thường kỳ UBND tỉnh Bắc Giang tháng 2.2025. Ảnh nguồn: ITN

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bắc Giang, bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời vẫn gặp khó khăn do chính sách bảo hộ, phòng vệ thương mại của phía đối tác. Trong tháng 2, trên địa bàn tỉnh vẫn phát sinh 2 vụ cháy rừng, diện tích cháy 22ha, lũy kế 2 tháng toàn tỉnh xảy ra 8 vụ cháy rừng. Tình trạng ách tắc giao thông tại một số khu công nghiệp (KCN) chưa được xử lý hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển của người lao động giờ cao điểm.

Thời gian tới, nhằm tiếp tục thực hiện hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ năm 2025, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 123-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngày 5.2.2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8%, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 19.1.2025 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát danh sách các dự án hoàn thành để quyết toán; rà soát nợ công từ cấp xã để giải quyết kịp thời. Tạm dừng toàn bộ hoạt động sửa chữa các trụ sở, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ (trừ trường hợp thực sự cấp bách cần phải có để phục vụ nhiệm vụ, công vụ). Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2025, phân bổ nguồn vốn đầu tư công còn lại phù hợp với tình hình mới, tập trung vào trả nợ, thanh toán khối lượng đã thực hiện các công trình, dự án, ưu tiên thực hiện các công trình công phục vụ cộng đồng, tạo động lực phát triển như: giao thông, đê điều, thủy lợi, trường học, bệnh viện… Tiếp tục rà soát các dự án chậm tiến độ, tồn đọng, vướng mắc có nguy cơ lãng phí và có kế hoạch tháo gỡ, xử lý cụ thể đối với từng công trình, dự án.

Tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, đôn đốc gắn với tháo gỡ dứt điểm đối với những nội dung, vấn đề còn vướng mắc, phức tạp, tồn đọng kéo dài, những vấn đề phát sinh... Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, tiến độ giải phóng mặt bằng các KCN mới được thành lập nhằm tạo quỹ đất sạch sẵn sàng thu hút đầu tư. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ chấp thuận đầu tư các dự án truyền tải điện và trạm biến áp đảm bảo đáp ứng mức tăng phụ tải trên địa bàn tỉnh. Chủ động nắm bắt, triển khai các giải pháp phù hợp, linh hoạt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương ổn định tổ chức đi vào hoạt động không để gián đoạn hoặc bỏ sót công việc, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị khác. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 2.6.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp…

Trên đường phát triển

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Trên đường phát triển

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Từ ngày 1.4, Báo Lào Cai hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; Phòng Thư ký tổng hợp; Phòng Biên tập và tổ chức sản xuất; Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí; Phòng Dân tộc; Phòng Thời sự - Chính trị; Phòng Kinh tế - Xã hội; Phòng Phát triển nội dung số.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa: Gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 13.3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm “Doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa - Kỳ vọng trong kỷ nguyên vươn mình”. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp đã chia sẻ khó khăn và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu

Nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai các dự án nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ, các địa phương triển khai công tác bảo trì đường bộ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt
Trên đường phát triển

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt

Ngày nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất nổi bật của con người vùng đất thiêng Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn luôn được gìn giữ, lan tỏa, rộng mở và tiếp biến không ngừng, trở thành giá trị đặc trưng, là động lực, lợi thế cạnh tranh để tỉnh Ninh Bình vươn lên mạnh mẽ, hướng tới một thành phố toàn cầu trên nền tảng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt.

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị

Chiều 12.3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025”; công bố và trao Quyết định các huyện Hoài Đức, Đông Anh, huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xoá nhà tạm, nhà dột nát tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9.11.2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Ban Chỉ đạo tỉnh đã khởi công và hoàn thành 115 nhà.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên trao Bằng công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn NTM năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và tiền thưởng của tỉnh cho huyện Hậu Lộc - Phong Sắc
Địa phương

Hậu Lộc cán đích nông thôn mới

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vừa tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Sau hơn 13 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, huyện có 100% xã đạt chuẩn xã NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thị trấn hoàn thành đô thị văn minh, huyện đạt chuẩn NTM.

Ninh Bình định hướng phát huy nguồn lực di sản để phát triển nhanh và bền vững
Địa phương

Ninh Bình khẳng định vai trò cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng

Sau hơn ba thập kỷ tái lập và phát triển với sự đoàn kết, quyết tâm, trách nhiệm cùng bước đi bài bản, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, tỉnh Ninh Bình đã vươn lên để khẳng định vai trò là “cực tăng trưởng phía Nam của các tỉnh đồng bằng sông Hồng”. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Ninh Bình sẽ tiếp tục phát triển vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản thiên niên kỷ, Thành phố sáng tạo trên thế giới”.