Phát triển du lịch cộng đồng giúp nâng cao đời sống, giữ gìn bản sắc Tây Nguyên

Sau 2 năm xây dựng hoạt động trải nghiệm đón khách, buôn Tơng Jŭ, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) đã chính thức được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tỉnh Đắk Lắk công nhận là buôn du lịch cộng đồng.

Buôn Tơng Jŭ thuộc xã Ea Kao, cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột 12km về hướng Đông Nam. Buôn hiện có gần 470 hộ, hơn 2.000 khẩu, với hơn 86% dân số là người Ê Đê sinh sống từ lâu đời. Trong buôn hiện còn lưu giữ nhiều tập quán sinh hoạt truyền thống, nhà dài, bến nước, nghề thủ công theo phong tục của người Ê Đê.

6d540d4756e0efbeb6f1-905.jpg
Cắt băng công bố điểm đến du lịch cộng đồng buôn Tơng Jŭ, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột)

Từ năm 2003, trong buôn đã hình thành một hợp tác xã dệt thổ cẩm Ê Đê với 45 thành viên đều là người Ê Đê tham gia, duy trì hoạt động hiệu quả trong suốt 20 năm qua. Cùng với đó, cách đây 2 năm, 18 hộ dân trong buôn đã tập hợp lại, cùng nhau làm du lịch với các hoạt động tiếp đón khách trải nghiệm văn hóa dân gian truyền thống như chế tác nhạc cụ, nấu rượu cần, thưởng thức ẩm thực, âm nhạc,..

Ngày 16.11.2023, theo Quyết định số 2433 của UBND tỉnh Đắk Lắk, buôn Tơng Jŭ được hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhạc cụ biểu diễn, mua sắm máy tính, bàn ghế và xây dựng trang thông tin điện tử du lịch để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng hoàn thiện hơn.

Bà H’Yam Bkrông, Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông, buôn Tơng Jŭ chia sẻ, sau 2 năm hoạt động du lịch cộng đồng, vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Đến nay qua các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ dân xác định được các sản phẩm du lịch và đã đón tiếp du khách đến trải nghiệm, tham quan.

Bên cạnh đó, các hộ dân được đưa đi học tập, tham quan mô hình du lịch cộng đồng ở các tỉnh bạn miền núi phía Bắc. Đồng thời được nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa như nhạc cụ biểu diễn, hỗ trợ mua sắm máy tính, bàn ghế đặt máy tính và trang thông tin điện tử du lịch.

cae0249d7f3ac6649f2b-3680.jpg
Nghi lễ đón khách theo phong tục của đồng bào Ê Đê tại buôn du lịch cộng đồng Tơng Jŭ

Phó Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết, Tơng Jŭ là 1 trong 16 buôn được tỉnh quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Bằng nhiều nguồn khác nhau như Nghị quyết 08/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Dự án 6 chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719). Đến nay, tỉnh đã có 7 buôn du lịch cộng đồng hình thành và đi vào hoạt động.

Đồng thời, Phó Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh mong muốn, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động bà con tham gia phát triển du lịch cộng đồng, hỗ trợ bà con có nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn OCOP 3, 4 sao phục vụ du khách. Hiệp hội du lịch kết nối đưa các đoàn du khách đến với các buôn du lịch cộng đồng. Các sở, ban, ngành dành nhiều quan tâm tới các buôn đồng bào DTTS, tập trung nhiều nguồn lực cho các buôn nằm trong quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Đó sẽ là đòn bẩy nhân rộng mô hình cho các buôn ở các địa phương khác.

bb8034f96f5ed6008f4f-296.jpg
Buôn Tơng Jŭ đón khách tham quan, trải nghiệm tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ê Đê

Thời gian tới, Sở VHTT-DL tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện để buôn du lịch cộng đồng phát triển, tạo nên dấu ấn riêng. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2024, Đắk Lắk sẽ công nhận thêm 3 buôn du lịch cộng đồng, gồm buôn Tuôr (TP. Buôn Ma Thuột), buôn Kly A (thị xã Buôn Hồ) và buôn Jun (huyện Lắk). Đây là công trình chào mừng 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.