Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Từ một vùng đất khô cằn, bà con gần như không thể canh tác sản xuất được, với sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương, cánh đồng rộng 174ha hình thành tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) giúp đổi thay đời sống của nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bà con vui mừng đặt tên là “Cánh đồng 132”.

Niềm vui từ cánh đồng 2 vụ

Dẫn chúng tôi đến thăm “Cánh đồng 132”, cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ea Kar cho biết, cánh đồng này hình thành theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 8.10.2002 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Đồng lúa tươi tốt hôm nay là thành quả của cả một quá trình từ quy hoạch, hỗ trợ đất đến đầu tư cải tạo đất, hệ thống giao thông, kênh mương điều tiết nước. Cùng với đó là sự chịu thương chịu khó, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất của người dân được thụ hưởng.

lua-1-2544.jpg
Ông Y Dhual Byă phấn khởi vì vụ hè thu được mùa

Ngắm nhìn 3 sào lúa ST24 vụ hè thu chuẩn bị thu hoạch, ông Y Dhual Byă (xã Cư Ni, huyện Ea Kar) phấn khởi cho biết, năm nay năng suất dự kiến đạt khoảng 7-8 tạ/sào. So với những vùng đất tốt, đây là sản lượng ngoài mong đợi.

"Điều mà người dân chúng tôi mừng nhất là mỗi năm có thể thu hoạch được 2 vụ lúa nước trên vùng đất vốn rất khô cằn trước kia", ông Y Dhual Byă vui mừng cho biết.

Chung niềm vui, anh Y Nhuyn Niê, buôn trưởng buôn Ea Păl (xã Cư Ni, huyện Ea Kar) cho biết, trước đây cuộc sống của nhiều bà con rất khó khăn do không có đất canh tác. Được nhà nước khai hoang rồi cấp ruộng. Gạo ăn không hết, gia đình đem bán lấy tiền lo việc khác. Đời sống cứ thế mà nâng lên.

"Từ lúc có thêm đất sản xuất đời sống bà con được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống. Bên cạnh đó, hộ nghèo và cận nghèo còn được hỗ trợ về con giống, phân bón, kỹ thuật cách sản xuất", anh Y Nhuyn chia sẻ.

lua-4-4845.jpg
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ea Kar đi thăm "Cánh đồng 132", tư vấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho bà con

Nhiều năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt thực hiện Quyết định 132 của Chính phủ về cấp đất sản xuất và đất ở cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Bên cạnh thực hiện đúng chủ trương, nhiều địa phương đã linh hoạt, vượt khó cùng người dân như hỗ trợ cải tạo những diện tích đất nghèo kiệt trở nên bằng phẳng, đầu tư bê tông hóa nhiều tuyến đường nội đồng, đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kết nối hồ thủy lợi, hỗ trợ giống lúa chất lượng và kĩ thuật canh tác… góp phần mang lại đời sống ấm no cho bà con các dân tộc, diện mạo nông thôn và miền núi ngày càng khởi sắc.

lua-2-1272.jpg
"Cánh đồng 132" xã Cư Elang, huyện Ea Kar trải dài mênh mông

Cú hích từ chính sách cấp đất ở, đất sản xuất

Phó chủ tịch UBND huyện Ea Kar Nguyễn Minh Chuyền cho biết, năm 2023, huyện Ea Kar thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 448 hộ đồng bào dân tộc Ê Đê ở 7 buôn gồm: M’Oa, M’Briu, Tơng Kroa, Duôn Tai thuộc xã Cư Huê và buôn Ea Knốp, Ea Păl và Ega (thuộc xã Cư Ni) thiếu đất sản xuất, được hỗ trợ đất sản xuất tại xã Cư Elang, với tổng diện tích 250ha. Sau khi hoàn thành các hạng mục về sơ sở hạ tầng, diện tích đất sản xuất còn 174ha giao cho các hộ sản xuất. Huyện cũng đã cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc, năng suất lúa khá, đảm bảo lương thực, ổn định cuộc sống cho người dân. Được hưởng những chính sách về đất ở và đất sản xuất giúp đời sống của người dân từng bước được ổn định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và an ninh kinh tế xã hội của địa phương.

“Cánh đồng 132” xã Cư Elang, huyện Ea Kar mang ấm no đến cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Vụ hè thu này, lại thêm một vụ lúa được mùa, được giá bán. Những ngày này, trên “Cánh đồng 132”, bà con tất bật thu hoạch để chở lúa về nhà.

lua-6-3094.jpg
Bà con thu hoạch lúa vụ hè thu trên "Cánh đồng 132"

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn nhiều cánh đồng hình thành từ các chương trình, chính sách của Trung ương. Đưa chính sách vào cuộc sống, hàng nghìn hộ đồng bào DTTS có tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó, tạo đòn bẩy sinh kế bền vững cho bà con, từ đó xây dựng vững chắc mối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xã hội

PVCFC đồng hành an sinh xã hội
Đời sống

PVCFC đồng hành an sinh xã hội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng cộng đồng phát triển bền vững, vừa qua, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; HOSE: DCM) đã phối hợp cùng nhiều địa phương, đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động an sinh xã hội.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống

Tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo là một trong những chính sách mang tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người dân; mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường truyền thông và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nhiều mô hình sinh kế gắn với truyền thống địa phương giúp người dân Sóc Trăng nâng cao thu nhập
Đời sống

Nỗ lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng là địa phương có tới 35% dân số là người dân tộc miền núi và đa phần số hộ nghèo của tỉnh nằm trong thành phần dân số này. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28: Tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy đổi mới
Xã hội

Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28: Tăng cường khả năng phục hồi và thúc đẩy đổi mới

Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28 (ALMM-28) vừa diễn ra hôm 30.10 dưới sự chủ trì của T.S Tan See Leng - Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore. Với chủ đề “Tăng cường khả năng phục hồi và Thúc đẩy đổi mới”, nước chủ nhà đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước thành viên.

Nhân viên EVNHCMC tuyên truyền giá điện đến các khu nhà trọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Đời sống

Cấp định mức điện và thực hiện bán điện đúng giá cho người thuê nhà

Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, đã cấp định mức điện cho gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà tại 66.000 khu nhà trọ trên địa bàn thành phố; việc áp dụng giá bán điện và cấp định mức điện cho sinh viên, người thuê nhà để ở được thực hiện theo các quy định của Bộ Công thương.

Đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với thương binh sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với thương binh sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Sau khi Báo Đại biểu Nhân dân có bài viết “Kết luận của bệnh viện không được chấp nhận, gia đình một thương binh hạng nhất ở Hà Tĩnh đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ", UBND huyện Đức Thọ đã có tờ trình đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với thương binh Đào Hồng Phong.

Đẩy mạnh cơ cấu lại tài chính công và vai trò của Kiểm toán Nhà nước
Xã hội

Đẩy mạnh cơ cấu lại tài chính công và vai trò của Kiểm toán Nhà nước

Ngày 30.10, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Đẩy mạnh cơ cấu lại tài chính công và vai trò của Kiểm toán nhà nước" nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tài chính công, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cơ cấu lại tài chính công.

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến
Đời sống

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.