Phát triển điện gió – cần hành lang pháp lý thông thoáng hơn

Báo cáo với đoàn công tác của Quốc hội trong buổi làm việc mới đây tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) bày tỏ mong muốn được đầu tư lĩnh vực điện gió. Dẫu vậy, việc đầu tư ngoài ngành của PVN còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Điện gió ngoài khơi, hướng đi mới của PVN

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là đơn vị đầu tiên của PVN được cổ đông thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng các công trình công nghiệp - năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy triều). PVN, cổ đông lớn nhất của PTSC cũng đã chấp thuận cho đơn vị này bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

Vài năm gần đây PTSC tăng tốc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho các dự án điện gió. Với kinh nghiệm lâu năm triển khai ngoài khơi, doanh nghiệp này đã tham gia vận chuyển, lắp đặt tháp, turbine gió, rải cáp ngầm cho phần lớn các dự án điện gió gần bờ tại khu vực Tây Nam Bộ.

Bên cạnh đó, PTSC cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển nhân sự, thiết bị vận hành và bảo dưỡng tại dự án điện gió Bình Đại – Bến Tre và dự án điện gió tại Trà Vinh. Hiện PTSC đang thực hiện hợp đồng cung cấp, lắp đặt và vận hành phao nổi FLIDAR đo gió, thủy văn cho dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long của khách hàng Enterprize Energy tại khu vực biển Bình Thuận.

Tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp này đã thắng thầu quốc tế gói thầu thiết kế, mua sắm và chế tạo 2 trạm biến áp ngoài khơi (offshore substation – OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 và 3 tại Đài Loan.

Tương tự, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro, một thành viên của PVN cũng đã gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ Công thương và đoàn công tác của Quốc hội  để được chính thức đầu tư kinh doanh điện gió ngoài khơi. Hiện nay, đơn vị này với kinh nghiệm xây lắp, thi công ngoài khơi đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn (đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners), nhằm khảo sát địa chất ngoài khơi quan trọng trị giá nhiều triệu USD. Theo hợp đồng này, Vietsovpetro sẽ hợp tác với các nhà thầu phụ là PTSC và Công ty TNHH Fugro Singapore tiến hành thu thập các mẫu đất đá nằm sâu dưới đáy biển. Các mẫu này sẽ được kiểm tra trong các phòng thí nghiệm cấp cao và được sử dụng để xây dựng mô hình mặt đất chi tiết của đáy biển nằm trong khu vực trang trại điện gió.

Trước thực trạng các tập đoàn nước ngoài đang tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực này, Tổng giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường đã đề nghị với đoàn công tác của Quốc hội về việc ủng hộ cho PTSC được đầu tư, kinh doanh lĩnh vực điện gió, “Việc tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi sẽ là mắt xích cuối cùng để hoàn thiện chuỗi giá trị của một dự án điện gió chuyên nghiệp bao gồm: Khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng”.

Còn đại diện của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro cho biết, vòng đời của một dự án điện gió ngoài khơi kéo dài từ 25 - 30 năm, sẽ tạo doanh thu, việc làm ổn định cho các bộ công nhân viên PTSC sau một thời gian dài suy giảm các dự án dầu khí mới trong nước và khu vực.

Cần một hành lang pháp lý thông thoáng hơn

Nhiều tập đoàn nước ngoài đang đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực điện gió. Điển hình là Tập đoàn Equinor của Na Uy muốn đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam vì cho rằng đây là một thị trường nhiều hứa hẹn. Hiện tại, Equinor đang xây dựng cánh đồng gió lớn nhất thế giới ngoài khơi Vương quốc Anh. Theo thông tin từ Tập đoàn UPC của Mỹ, tập đoàn này sẽ đầu tư các dự án điện gió (trên bờ, gần bờ), điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD. UPC được biết đến là nhà phát triển, sở hữu, vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới, với hơn 20 năm kinh nghiệm trên toàn cầu trong việc tiên phong xây dựng các dự án năng lượng gió, mặt trời.

Trước thực tế các nhà đầu tư nước ngoài tăng tốc phát triển điện gió ngoài khơi, trong chiến lược phát triển, PVN xác định, lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo cũng là một trong những định hướng phát triển quan trọng.

“Với kinh nghiệm nhiều năm trong các hoạt động ngoài khơi cùng tiềm năng, lợi thế của mình, PVN tin tưởng sẽ đảm nhiệm và hoàn thành tốt các dự án điện gió ngoài khơi lớn trong thời gian tới”, ông Thanh nói.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng “Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” đã giới hạn các đơn vị chỉ hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu khiến PVN và các đơn vị thành viên gặp khó.

Trả lời kiến nghị của lãnh đạo PVN tại cuộc làm việc mới đây với đoàn công tác của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, kiến nghị của PVN trong việc đầu tư lĩnh vực điện gió là hoàn toàn xác đáng. Trong lĩnh vực dầu khí thì dầu và khí là loại tài nguyên không tái tạo, PVN và các đơn vị thành viên tìm hướng mới để phát triển là hợp lý.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, trong quá khứ khi mở rộng đầu tư phát triển ngoài ngành đã có quá nhiều các đơn vị gặp sự cố. Chính vì thế Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị đã giới hạn các đơn vị chỉ được hoạt động trong lĩnh vực chủ chốt. Do đó, muốn giải quyết được bài toán này PVN cần khẩn trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và từ tổng kết đó, đề xuất các giải pháp mới.

Một số chuyên gia tài chính và ĐBQH cũng ủng hộ kiến nghị đầu tư điện gió của PVN và các đơn vị thành viên và cho rằng PVN đầu tư phát triển điện gió là thích ứng với xu hướng dịch chuyển năng lượng ngày càng nhanh trên thế giới, đồng thời phát huy thế mạnh của các đơn vị thành viên đã giàu kinh nghiệm xây lắp, sản xuất, kinh doanh ngoài khơi. Tuy nhiên, cần gỡ khó cho PVN bằng một hành lang pháp lý thông thoáng hơn, phù hợp với thực tiễn.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.