Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Phát triển bền vững giao thông xanh

Theo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, TP. Hồ Chí Minh đưa ra mục tiêu đến năm 2030 giảm 10% phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp (phát triển bền vững hoặc giảm phát thải 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế). Một trong những chương trình của thành phố để giảm khí thải là nghiên cứu các giải pháp thay thế, dùng nhiên liệu sạch cho các phương tiện giao thông, do hoạt động giao thông chiếm tỷ lệ phát thải lớn so với các lĩnh vực còn lại.

Góp phần giảm tải ô nhiễm không khí

Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, song song với việc quan trắc chất lượng môi trường, kịp thời cảnh báo chất lượng không khí khu vực ô nhiễm tới người dân; Sở cũng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải triển khai các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, phát triển giao thông công cộng; từng bước sử dụng nhiên liệu “xanh” để giảm mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông gây ra.

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đánh giá, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát thải gây ô nhiễm không khí có thể kể đến là hoạt động giao thông. Do đó, việc quản lý lượng khí phát thải nhà kính trong lĩnh vực này là vô cùng cần thiết. Trong chiến lược Phát triển giao thông vận tải của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cũng đặt ra yêu cầu cơ bản về phát triển giao thông công cộng. Theo đó, khuyến khích việc đầu tư phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn sử dụng năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và xe buýt nhanh…

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh cho hay, thành phố có đề án phát triển giao thông công cộng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu là phát triển bền vững, ưu tiên hướng tới sử dụng phương tiện và năng lượng sạch - năng lượng tái tạo. Cụ thể, thành phố sẽ thực hiện chuyển đổi xe buýt chạy bằng diesel sang chạy điện hoặc CNG; xây dựng các chính sách ưu tiên đối với ô tô, xe máy chạy điện; triển khai các dịch vụ xe đạp điện nơi công cộng, hạn chế hoạt động của mô tô và xe gắn máy 2 - 3 bánh…

Thực tế trong 10 năm qua, TP. Hồ Chí Minh phát triển xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG), chiếm khoảng 20% trên tổng số xe buýt đang hoạt động. Theo quy hoạch, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 6 tuyến BRT với tổng chiều dài khoảng 100km và BRT số 1 là tuyến đầu tiên được triển khai. Hiện nay, mạng lưới xe buýt có 126 tuyến với 2.100 xe đang hoạt động. Đến năm 2025, thành phố sẽ mở rộng mạng lưới xe buýt lên 260 tuyến, với 3.000 xe.

TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển bền vững giao thông xanh. Nguồn: ITN
TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển bền vững giao thông xanh
Nguồn: ITN

Mở rộng dịch vụ xe đạp công cộng

Cùng với việc phát triển mạng lưới xe buýt, theo Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, dự kiến đầu năm 2023, dịch vụ xe đạp công cộng sẽ mở rộng ra toàn TP. Hồ Chí Minh, góp phần mang lại lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường và phát triển giao thông hiện đại.

Được biết, dịch vụ xe đạp công cộng tại TP. Hồ Chí Minh được thí điểm triển khai từ cuối năm 2021, với 500 xe đặt tại 43 vị trí trên địa bàn quận 1, dịch vụ đã được người dân hưởng ứng tích cực. Là đơn vị thực hiện thí điểm xe đạp công cộng tại quận 1, đại diện Tập đoàn Trí Nam chia sẻ, khi mới triển khai, qua 3 tháng, đã có trên 100.000 khách đăng ký sử dụng xe đạp công cộng với hơn 120.000 giờ sử dụng và tổng quãng đường gần 700.000km.

Về lâu dài, để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp như một phương tiện thường xuyên, việc mở rộng mô hình xe đạp công cộng sang các quận khác, kết nối hiệu quả với các trạm xe buýt là việc làm cần thiết. Nhiều quận, huyện như Gò Vấp, Phú Nhuận, Nhà Bè... cũng đã gửi danh sách các vị trí dự kiến đặt trạm xe đạp công cộng; Sở Giao thông Vận tải đang nghiên cứu các làn đường dành riêng cho xe đạp để tạo điều kiện cho loại hình này phát triển.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, thành phố cũng sẽ nghiên cứu triển khai làn đường riêng cho xe đạp để ưu tiên, tạo sự an toàn, thuận lợi cho người sử dụng. Thực hiện chủ trương hướng đến phát triển giao thông xanh nên TP. Hồ Chí Minh luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng mô hình xe công cộng, xe điện và các phương tiện năng lượng sạch. Từ đó, kết nối các đầu mối giao thông, tiến tới mục tiêu hạn chế xe cá nhân, hướng tới xây dựng và phát triển đô thị bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta.