Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 12.12, thông tin từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết cơ quan này và Liên minh châu Âu vừa phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị khởi động Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau."

Dự án dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2024-2028, từ nguồn vốn vay trị giá 19,17 triệu euro cho hợp phần đầu tư xây dựng hạ tầng và 3,76 triệu euro là khoản viện trợ không hoàn lại cho hợp phần hỗ trợ kỹ thuật thông qua Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên thiên nhiên nhằm tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong quản lý vùng bờ biển, thực hiện các biện pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân địa phương; và 8,99 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh.

Mục đích của dự án là triển khai các giải pháp công trình và phi công trình dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích khoa học, nhằm ngăn ngừa xói lở bờ biển, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp các phương pháp thuận theo tự nhiên.

Dự án trên triển khai tại Cà Mau bởi tỉnh này có vị trí chiến lược ở cực Nam của Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng xói lở bờ biển và biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt và xâm nhập mặn. Đặc điểm nổi bật của khu vực bờ biển Cà Mau là chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng, thuỷ triều và gió mùa từ cả hai phía Đông và Tây. Bên cạnh đó, sự suy giảm lượng trầm tích do xây dựng đập trên sông Mekong cũng góp phần làm tăng tốc độ xói lở bờ biển khu vực.

du-an-tai-ca-mau.jpg
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng đại diện Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Pháp và AFD chụp ảnh lưu niệm đánh dấu bước khởi động dự án xây dựng đê biển Tây tại tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau)

Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết, Liên minh luôn coi phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm trong mối quan hệ với Việt Nam. Tại Việt Nam, Liên minh châu Âu đã đồng hành và hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên nước, tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, xây dựng năng lực và phát triển carbon thấp...

“Đặc biệt, dự án tại Cà Mau có thể là một thí điểm quan trọng trong việc triển khai tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng công cụ hữu ích này vào thực tế, góp phần vào các nỗ lực nhằm bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và thích ứng biến đổi khí hậu,” Đại sứ Julien Guerrier chia sẻ.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cũng nhấn mạnh Pháp và Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động hợp tác phù hợp với tầm Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai quốc gia, trở thành đối tác đáng tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động của Pháp thông qua AFD hoàn toàn phù hợp với định hướng trên, đặc biệt trong lĩnh vực thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Dự án quản lý tổng hợp vùng bờ biển tại tỉnh Cà Mau là một ví dụ điển hình cho hoạt động hợp tác này.

tp-nga-bay.jpg
Dự án “Phát triển đô thị xanh thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy” sẽ góp phần cải thiện điều kiện sống và phát triển bền vững cho cộng đồng tại thành phố Ngã Bảy. (Ảnh:ITN)

Đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực ứng phó và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, Giám đốc AFD tại Việt Nam ông Hervé Conan khẳng định AFD sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua triển khai chương trình, dự án tại các tỉnh và thành phố.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, các giải pháp mà AFD và Liên minh châu Âu đang thực hiện tại vùng dự án sẽ góp phần bảo đảm an toàn cho đê biển và khu dân cư thuộc vùng dự án từ đó bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo cơ hội tham gia được vào thị trường tín chỉ carbon, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của người dân.

“Đặc biệt, dự án này hỗ trợ đa dạng hóa các hoạt động sinh kế nhằm cải thiện thu nhập cho người dân, giảm phụ thuộc vào đánh bắt gần bờ. Về tổng thể, dự án sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh một cách tích cực và đóng góp vào sự phát triển chung bền vững của toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long,” ông Sử nhấn mạnh.

Môi trường

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu
Môi trường

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của biến đổi khí hậu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…