Phấn đấu tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay đối với nền kinh tế

Phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực ngân hàng

Phấn đấu tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay đối với nền kinh tế -0
Ảnh: Quang Khánh

Ngân hàng là lĩnh vực rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế. Việc bảo đảm an toàn và phát triển lành mạnh ngành ngân hàng luôn được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Phiên chất vấn chiều qua và sáng nay đã có 57 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, đã có 32 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, 5 đại biểu tranh luận và còn 25 đại biểu đã đăng ký nhưng hết thời gian, đề nghị được gửi câu hỏi chất vấn đến Thống đốc để được trả lời bằng văn bản.

Bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối

Qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, các đại biểu đã bám sát nội dung chất vấn, tập trung nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đi thẳng vào vấn đề và gợi mở nhiều giải pháp quan trọng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuy mới nhận nhiệm vụ hơn 1 năm nhưng đã có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Nhà nước nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm chắc các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, đã trả lời thẳng vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua. Tham gia trả lời giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề chất vấn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Thời gian qua, nhất là trong năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 do tác động của dịch bệnh và biến động của tình hình địa chính trị trên thế giới đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm, ngành ngân hàng đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng và nổi bật. Đó là điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng linh hoạt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục triển khai tích cực các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng yếu kém, xử lý có hiệu quả nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, qua chất vấn, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn còn những băn khoăn, lo lắng trước những khó khăn, thách thức có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới như: Tác động địa chính trị trên thế giới, áp lực lạm phát ngày càng tăng ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ ở trong nước. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước nhìn chung còn chậm, nhất là việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2% trong thực tế. Việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội chưa đạt được mục tiêu, áp lực nợ xấu gia tăng do khó khăn tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 còn chậm. Chiều hôm qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới ký đề án này, do vậy chất vấn này cũng có tác động thúc đẩy mọi việc nhanh hơn.

Việc xử lý các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng yếu kém cần phải huy động lớn nguồn lực và chưa có tiền lệ nên còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng còn bất cập, nhìn chung chưa có tiêu chí, phương thức thống nhất. Việc điều chỉnh trong năm cũng chưa linh hoạt, còn bị động. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí hoạt động và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế như Nghị quyết 43 còn có nhiều thách thức. Tình trạng tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng còn diễn biến phức tạp. Diễn biến không bình thường của giá vàng khi chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và thế giới, cũng như giữa các thương hiệu vàng trong nước.

Điều hành chủ động linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ

Trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế thời gian qua, để phát triển ngành ngân hàng lành mạnh, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Trưởng ngành quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Điều hành chủ động linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế; thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế.

Tiếp tục triển khai Quyết liệt Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 11 của Chính phủ về chính sách tiền tệ, tài khóa, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, Nghị quyết 31 ngày 20.5.2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tiếp tục phấn đấu tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay đối với nền kinh tế như yêu cầu tại Nghị quyết 43 của Quốc hội. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về tiền tệ, quản lý ngoại hối vàng và hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng (như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định 24...).

Tổ chức triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai và minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng và tiệm cận thông lệ quốc tế. Phấn đấu đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; tập trung xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản xử lý xong các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém. Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng, quan tâm cung cấp thêm vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng. Tăng cường năng lực, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát các hoạt động của các tổ chức tín dụng, thanh tra chuyên đề đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Nghiên cứu ứng dụng tiền kỹ thuật số, đẩy mạnh các ứng dụng Fintech, công nghệ tài chính trong lĩnh vực Ngân hàng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Đến năm 2025 đưa nợ xấu toàn hệ thống bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và các nợ xấu khác xuống mức 3%. Xây dựng tiêu chí, phương thức, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng bảo đảm thống nhất, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng. Nghiên cứu hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc điều hành theo hạn mức tín dụng một cách hành chính như hiện nay, có kế hoạch và giải pháp mở rộng quy mô, tăng nhanh tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng có giá trị gia tăng cao phi tín dụng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng bảo đảm chặt chẽ. Đồng thời, nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, góp phần phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng một cách lành mạnh; giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời bảo đảm cung ứng vốn để cho các thị trường chứng khoán, bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững.

Quyết liệt triển khai chiến lược tài chính toàn diện, phát triển mạnh các tổ chức tài chính vi mô, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn vay. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức với lãi suất phù hợp phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhu cầu đời sống tiêu dùng chính đáng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý triển khai giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm cho vay an toàn và hiệu quả. Nghiên cứu triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm có liên quan. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan chức năng triển khai mở rộng cho phép các ngân hàng kết nối, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và khai thác thông tin trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, hạn chế các hành vi gian lận, mạo danh làm giả giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tượng mua bán tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.

________

* Đầu đề và các tít phụ do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Trinh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Kiến nghị giải pháp thực hiện thuận lợi mô hình chính quyền 2 cấp, hợp nhất tỉnh

Góp ý dự kiến nội dung Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Bình kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức mô hình chính quyền 2 cấp và sắp xếp đơn vị hành chính, cũng như gỡ vướng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu phát động cuộc vận động cả nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tại Phiên họp thứ 44, UBTVQH thống nhất với nhận định, cử tri và Nhân dân hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung nội hàm phòng, chống lãng phí. Đồng thời, ghi nhận kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cần nghiên cứu phát động Cuộc vận động “Cả nước chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để chủ trương này thấm, ngấm vào từng cơ quan đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi gia đình, từ đó tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu.
Quốc hội và Cử tri

Lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách. Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Đồng thời, tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức
Diễn đàn Quốc hội

Có chế tài để vừa chia sẻ thông tin, vừa bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân

Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cũng là mục tiêu hàng đầu của tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, đánh cắp thông tin để thực hiện lừa đảo. Do đó, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, mà còn bảo đảm việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.