Ồ ạt nhập sản phẩm chăn nuôi, doanh nghiệp mong sớm có hàng rào kỹ thuật

Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3 - 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Do đó, cần khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế thấp nhất tình trạng này.

Yếu thế ngay trên sân nhà

Trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây, các hội, hiệp hội trong ngành chăn nuôi (Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam và Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam) cho rằng, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng.

Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt trứng gia cầm, Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi trong nước đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà.

Theo số liệu thống kê, năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi là 3,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có 515.000 USD. Trong đó, đối với thịt và các sản phẩm từ thịt, cả nước nhập khẩu 717.000 tấn từ 57 thị trường, trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng, giảm 3,9% về trị giá so với năm 2022.

Chỉ tính riêng tháng 1.2024, cả nước đã nhập khẩu gần 62,44 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 127,52 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với tháng 12.2023; tuy nhiên, so với tháng 1.2023 tăng 76,2% về lượng và tăng 72% về trị giá.

Đáng chú ý, trên đây là con số nhập khẩu chính ngạch, còn khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu).

Trong năm 2023, theo thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến xác nhận, số lượng thịt nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu con gia cầm, quả trứng lậu, chưa kể lượng trâu, bò, heo sống nhập lậu ồ ạt về Việt Nam.

Các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi đang là vấn đề hệ trọng, gây ra rất nhiều rủi ro, hệ lụy.

Theo đó, việc nhập khẩu ồ ạt gây lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm; trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò. Không những thế, điều này còn gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phân tích, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện nay phần lớn là thứ phẩm mà ở các nước họ ít dùng làm thực phẩm, như đầu, cổ cánh, tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại... Chưa kể đó còn là các loại thực phẩm đã gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng ½ giá trong nước cùng loại khi nhập về.

Ồ ạt nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, doanh nghiệp mong sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật -0
Nguồn: Báo Kinh tế và đô thị

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu ồ ạt còn gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là ở khu vực bếp ăn tập thể cho học sinh, quân nhân, công nhân... đang là đối tượng sử dụng phần lớn các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu này.

Đặc biệt, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi làm mất cơ hội và động lực đầu tư của doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.

“Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3 - 5 năm tới khi các dòng thuế quan sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Đây có thể là một ngoại lệ diễn ra quá nhanh so với nhiều nước trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đại diện các hiệp hội nhận định.

Hạn chế thấp nhất số cửa khẩu được phép nhập khẩu

Từ thực tế trên, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi cũng như doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Đối với nhập khẩu chính ngạch, cần khẩn trương xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi; trong đó có vấn đề tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng các cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào Việt Nam. Đây là kinh nghiệm đã được nhiều nước áp dụng, điển hình là Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... và rất hiệu quả.

Chẳng hạn, các nước đưa ra các yêu cầu về xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao; mỗi nước trung bình chỉ cho phép có từ 3 - 5 cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không được phép nhập khẩu vật nuôi sống, ít hơn rất nhiều so với 30 cửa khẩu tại Việt Nam. 

Đối với nhập khẩu tiểu ngạch, cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này, vì sản phẩm chăn nuôi trong nước đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, Việt Nam có đường biên giới dài, các nước xung quanh chưa phải là những nước có công tác thú y, kiểm soát tốt dịch bệnh.

“Nếu không có những biện pháp kiểm soát quyết liệt vấn đề nhập lậu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi, thì nhất định chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh và sản xuất chăn nuôi trong nước, như kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan đã làm rất thành công”, đại diện các hiệp hội lo ngại.

Đây không phải là lần đầu tiên, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi đề nghị kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Hồi đầu tháng 1 vừa qua, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ. Tại văn bản này, hiệp hội cho biết, chỉ tính riêng 2 tuần đầu năm nay, trung bình mỗi đêm có 6.000 - 7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam thông qua một số cửa khẩu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và biên giới Tây Nam, chiếm khoảng 30% sản lượng chăn nuôi trong nước bán ra mỗi ngày.

Với giá bán chỉ trên dưới 50.000 đồng/kg lợn hơi khiến người chăn nuôi trong nước thua lỗ vì phải bán dưới giá thành sản xuất. Do đó, hiệp hội đề xuất cần kiểm soát chặt vấn đề này.

Trước đó, trong năm 2023, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng đã 2 lần kiến nghị Thủ tướng về tình trạng lợn nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam; trong đó, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có những chính sách cứu nguy khẩn cấp cho ngành chăn nuôi.

Kinh tế

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Cán bộ Agribank hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học
Doanh nghiệp

Cơ hội rinh iPhone 16 khi thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus

Từ 1.1.2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.