Ninh Bình: Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi tại huyện Yên Mô

Thời gian gần đây, gia đình anh Lê Quý Bội sinh sống tại xóm 4 (xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đang phải sống trong trạng thái lo âu, thấp thỏm, “ăn không ngon, ngủ không yên”. Nguyên nhân là do một phần diện tích đất của gia đình anh Bội đã khai hoang và sinh sống từ năm 1989 đến nay sắp bị thu hồi.

Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi

Theo đó, phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân, cử tri Lê Văn Bội sinh sống tại xứ Đồng Bồ (xóm 4, Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình) cho biết, vào năm 1989, bố anh Bội là ông Lê Văn Định (đã mất năm 2021), mẹ là bà Đinh Thị Quỳnh (SN 1950) đã ra khai hoang, sử dụng diện tích đất 7.600m2 tại xứ Đồng Bồ, xóm 4, xã Mai Sơn. Tại vị trí phía Nam của thửa đất có 01 mương nước, còn phía Đông có bờ ruộng ngăn cách với đất lúa của các hộ dân khác.

Huyện Yên Mô (Ninh Bình): Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi -0
Toàn cảnh thửa đất được bố mẹ anh Bội khai hoang từ năm 1989.

Thửa đất được khai hoang từ năm 1989 nằm tại xứ Đồng Bồ

Theo lời kể của anh Bội, để tách biệt ranh giới thửa đất, đến năm 1995, bố anh Bội đào mương phía Bắc và phía Tây để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Như vậy, ranh giới thửa đất đã ổn định từ năm 1995 (03 mặt bao quanh bởi mương nước, 01 mặt là bờ ruộng), từ thời điểm đó bố mẹ anh Bội đã xây dựng nhà ở, đào ao, trồng cây, đắp đường và đổ bê tông. “Gia đình tôi, trực tiếp là bố mẹ đã gắn bó và mất nhiều công sức đối với thửa đất này nếu tính bằng tiền thì không biết bao nhiêu cho kể”, anh Bội chia sẻ.

Ngoài mảnh đất khai hoang và được sử dụng từ năm 1989 cho đến nay, thì bố anh Bội là ông Lê Văn Định, vào năm 2011 có thuê thêm phần diện tích đất 7.200m2 của UBND huyện Yên Mô để đầu tư chăn nuôi thả cá, trồng cây, phát triển kinh tế của gia đình. Đến ngày 14.04.2011, UBND huyện Yên Mô đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố anh Bội đối với thửa đất trên với diện tích 7200m2, thời hạn sử dụng là 20 năm. 

Ninh Bình: Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi tại huyện Yên Mô -0
Huyện Yên Mô (Ninh Bình): Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi -0
Căn nhà do ông Định, bà Quỳnh xây dựng vào năm 2005 trên thửa đất khai hoang của gia đình.
Huyện Yên Mô (Ninh Bình): Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi -0
Theo lời kể của bà Quỳnh, 5 trong tổng số 11 người con của vợ chồng bà được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này.

Là người dân sinh ra và lớn lên ở xóm 4, xã Mai Sơn, ông Vũ Văn Mỵ cho biết, đất này ngày xưa là đất bỏ hoang, cả cái làng này không ai dám ra canh tác vì đất rất xấu, gồ ghề. Sau đó, đến năm 1989, thì ông Định đã làm đơn xin chính quyền cho vỡ hoang, gia đình ông ấy xuống đây san lấp lấy mặt bằng để trồng trọt, chăn nuôi. Vợ chồng ông ấy (ông Định, bà Quỳnh) bỏ sức ra đào ao, san lấp những chỗ hố sâu, gồ ghề chứ lúc đó không có máy móc gì cả, vất vả lắm, đến lúc được nhàn thì ông ấy lại chết.

Như vậy, diện tích đất của gia đình anh Bội đang sử dụng có hai phần: Một phần diện tích là do bố mẹ anh khai hoang sử dụng từ năm 1989 và phần còn lại là thuê của UBND huyện năm 2011.

Từ những thông tin về nguồn gốc đất nêu trên, vào tháng 12.2023, anh Bội có làm đơn đề nghị gửi ra UBND xã Mai Sơn (huyện Yên Mô) về việc xác minh nguồn gốc đất của bố mẹ anh đã khai hoang năm 1989. Tuy nhiên, quá thời hạn nêu trên, gia đình anh Bội không nhận được văn bản hồi âm từ phía UBND xã Mai Sơn. Tiếp đó, vào ngày 10.1.2024, gia đình anh Bội tiếp tục làm đơn khiếu nại liên quan tới vụ việc nêu trên tới UBND xã Mai Sơn.

Sau đó, đến cuối tháng 2.2024, anh Bội có nhận được Công văn số 15/CV-UBND do ông Trần Quang Duẩn, Chủ tịch UBND xã Mai Sơn ký ngày 25.02 về việc trả lời đơn kiến nghị của ông Lê Quý Bội là “Không tiến hành xác minh, làm rõ nguồn gốc đất để hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông”.

Huyện Yên Mô (Ninh Bình): Cử tri đề nghị làm rõ nguồn gốc đất khai hoang sắp bị thu hồi -0
Công văn số 15/CV-UBND do ông Trần Quang Duẩn, Chủ tịch UBND xã Mai Sơn, huyện Yên Mô ký ngày 25.02.2024.

Công văn này nêu rõ, hộ gia đình ông Lê Văn Định (Ông Lê Văn Định chết năm 2021) được UBND huyện Yên Mô phê duyệt và chấp thuận dự án "Chuyển đổi đất hoang hóa sản xuất kém hiệu quả kinh tế thấp sang xây dựng trang trại chăn nuôi” tại Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 19.01.2010. Vị trí thuê đất tại thửa đất số 1204, 1205 và 1206, tờ bản đồ 191c bản đồ Địa chính xã Mai Sơn chỉnh lý năm 2002 với diện tích 7.200 m². Thời hạn cho thuê đất là 20 năm kể từ năm 2010.

Năm 2022 đo đạc lại bản đồ Địa chính thửa đất trên thay đổi thành thửa đất số 462, tờ bản đồ 06, diện tích 7.200,2m2 loại đất NKH nhưng vị trí và kích thước cạnh có sự sai khác với bản đồ Địa chính năm 2002 và hồ sơ thu hồi, cho thuê đất làm trang trại của hộ ông Lê Văn Định.

Kết quả đo đạc ngày 24.08.2022 của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Yên Mô tại thửa đất số 1204 và 1201, tờ bản đồ 191c là kết quả đo đạc hiện trạng sử dụng của thửa đất không ghi chủ sử dụng. Giá trị pháp lí xét theo GCNQSDĐ đã cấp cho gia đình ông Định.

Căn cứ hồ sơ thu hồi, cho thuê đất làm trang trại của hộ ông Lê Văn Định cho thấy: Sơ đồ mặt bằng của vị trí xin thu hồi, cho thuê đất của hộ ông Định phía Bắc giáp mương liền kề đất hoang tổng chiều dài 86m; Phía nam giáp đất lúa tổng chiều dài 100m; Phía Đông giáp mương tổng chiều dài 76,8m; Phía Tây giáp mương tổng chiều dài 78m. Đối chiếu với Bản đồ Địa chính năm 2002, và kết quả đo đạc Mai Sơn có triển khai mô hình gieo sạ tại khu vực Đồng Bồ nhưng không hiệu quả, không có người thuê thầu đất để canh tác. Đến năm 2010, gia đình ông Định làm thủ tục xin thuê đất để thực hiện dự án, diện tích xin thuê 7.200m2 (Đã nêu trên).

Vậy nội dung yêu cầu cấp GCNQSDĐ phần diện tích tăng lên 6.272m2 là không có cơ sở và UBND xã sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Yên Mô thu hồi đất đã giao, cho thuê cho hộ gia đình ông Lê Văn Định theo kết luận Công văn số 598/UBND ngày 28.7.2016 của UBND huyện Yên Mô.

Lỗi là do lãnh đạo thời kỳ trước đo đạc sai?

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Quang Duẩn, Chủ tịch UBND xã Mai Sơn (huyện Yên Mô) cho rằng phần đất dôi dư của nhà anh Bội là đất dự án của xã và khẳng định “lỗi” là do lãnh đạo xã Mai Sơn thời kỳ trước đo đạc sai dẫn tới sự việc nêu trên.

Ông Trần Quang Duẩn cho biết, về nguồn gốc khu đất nhà anh Bội đang đề nghị cấp sổ đỏ thì trước đây là khu tạm trú, tạm lánh bom máy bay ở chân núi Sậu, đến năm 1984, tại đó vẫn còn giao thông hào. Sau đó, thửa đất này đã được ông Định, bà Quỳnh (bố mẹ anh Bội) sử dụng từ năm 1989 phục vụ sản xuất nông nghiệp.

“Phần đất đang đề nghị cấp sổ đỏ này là phần đất dôi dư do các lãnh đạo thời kỳ trước đo thủ công nên là có sự sai số. Sau này, khi có máy móc hiện đại thì chúng tôi tiến hành đo đạc lại khu đất nhà ông Định thì mới phát hiện bị thừa ra mấy nghìn mét vuông. Bản chất thì đây vẫn là đất dự án nuôi trồng thủy hải sản, thuê theo hợp đồng 20 năm và thuộc quyền quản lý của UBND xã”, ông Trần Quang Duẩn khẳng định.

Liên quan tới vấn đề nêu trên, Luật sư Nguyễn Thanh Quý, Công ty Luật TNHH Hoài Linh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, diện tích đất trên là do bố mẹ anh Bội khai hoang, khai phá sử dụng từ năm 1989 cho đến thời điểm hiện tại, có nghĩa là đã quá 30 năm và đã sử dụng ổn định lâu dài xác lập quyền sở hữu và đã xây dựng 02 lần nhà và các công trình kèm theo để ở và sử dụng trồng cây trên thửa đất trên.

Theo Điều 101, Luật Đất đai 2013: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01.04.2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Luật sư Nguyễn Thanh Quý cho rằng: "Về việc UBND xã Mai Sơn cho rằng thửa đất trên là đất dự án nuôi trồng thủy hải sản với thời hạn 20 năm và đã được cấp quyền sử dụng đất là chưa chính xác và có sự nhầm lẫn, bởi diện tích đất gia đình anh Bội khai hoang sử dụng là phần diện tích đất khác phần diện tích xây nhà (02 lần) để sử dụng; còn phần diện tích đất thuê là phần diền tích đất được tách biệt để nuôi trồng thủy hải sản và hai phần diện tích đất này là có sự tách biệt nhau.

Vì vậy, việc UBND xã Mai Sơn cho rằng phần diện tích đất trên là đất thuê nuôi trồng thủy hải sản ở đây là không đúng với thực tế khách quan về quá trình sử dụng đất và nguồn gốc thửa đất. Việc sử dụng đất của gia đình anh Bội là liên tục ổn định trên 30 năm không tranh chấp với ai, có sự chứng kiến và làm chứng của cộng đồng dân cư tại nơi có đất. Diện tích gia đình anh Bội đang sử dụng ngoài diện tích đất thuê là gần 8000m2. Đã xây dựng nhà kiên cố và sử dụng ổn định từ năm 2003 đến thời điểm hiện tại".

*Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan tới vấn đề này và thông tin tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.