Niềm hạnh phúc tươi rói

Giữa cái nắng hè oi ả, mùi mực in như quánh đặc cả không gian hẹp ở căn phòng sáng tạo của Trung tâm Mỹ thuật đương đại, cùng với đó là mùi xăng, mùi dầu, mùi axeton. Ấy vậy mà 14 nghệ sĩ như những kẻ “nghiện in” lăn xả vào làm việc, bất kể ngày hay đêm. Đam mê trải nghiệm, khám phá như bừng lên trên những bức tranh in đầu tay ấy niềm hạnh phúc tươi rói…

“Loa kèn xanh” - tranh in độc bản của Trang Thanh Hiền
“Loa kèn xanh” - tranh in độc bản của Trang Thanh Hiền

“Tranh độc bản đem lại cảm hứng khá đặc biệt cho những họa sĩ vốn quen với các chất liệu khác như sơn mài, sơn dầu, acrylic... Ban đầu khi đến với trại sáng tác này, họ đem theo thói quen của mình, nhưng sau đó đã tự thay đổi để có thể bắt nhập với chất liệu mới. Các tác phẩm trưng bày trong triển lãm lần này cho thấy đó là sự thay đổi đầy cảm xúc và đầy hứng khởi từ mỗi nghệ sĩ”.

Họa sĩ Trang Thanh Hiền

Đa dạng và bất ngờ

Được tổ chức thường niên trong hơn chục năm trở lại đây, các trại sáng tác đồ họa của Hội Mỹ thuật Việt Nam là dịp để các nghệ sĩ có thể trao đổi, học hỏi thêm kiến thức mới từ đồng nghiệp. Trong số đó, trại sáng tác đồ họa độc bản thường đem lại kết quả bất ngờ cho chính nhà tổ chức cũng như các họa sĩ tham dự.

Điểm đặc biệt của trại sáng tác đồ họa độc bản năm nay là sự hội tụ của đa số nghệ sĩ không thuộc ngành đồ họa, nên việc sáng tác tranh in là khá bỡ ngỡ. Một số là nghệ sĩ khá thành đạt với các thể loại hội họa như họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương với chất liệu sơn mài, Đỗ Thúy Hằng, Trần Thị Doanh, Lê Thị Thu Dung, Nguyễn Hồng Phương, Doãn Hoàng Kiên với chất liệu sơn dầu, phấn màu Acrylic; các họa sĩ vẽ truyện tranh như Tạ Huy Long; họa sĩ - nhà báo như Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thu Thủy; các họa sĩ trẻ như Vương Linh, Phạm Duy Quỳnh, Nguyễn Hán Anh; và cả những nghệ sĩ thuộc ngành nghiên cứu phê bình nghệ thuật như Vũ Mai Thơ, Trang Thanh Hiền.

Nhưng có lẽ chính sự bỡ ngỡ “lần đầu của những lần đầu” này đã đưa kết quả sáng tác của trại đến một thái cực khác. Ở đó là sự đa dạng về cá tính, phong cách, hình thức tạo hình kết hợp với những hiệu ứng bất ngờ trong xử lý chất liệu và kỹ thuật in ấn. Như họa sĩ Vương Linh chia sẻ: “Vốn mắt người có thể cảm thụ, nhận biết tới hàng triệu màu sắc khác nhau, nhưng thật thú vị là với trại sáng tác đồ họa độc bản 2020, tôi còn biết thêm cách sử dụng chỉ 5 màu mực in cơ bản kết hợp với máy in phẳng để sáng tác ra được những tác phẩm đa sắc”.

Thoát khỏi sự quen thuộc

Tranh in độc bản là hình thức sáng tạo chỉ cho ra một bản duy nhất, không thể sao chép. Họa sĩ vẽ lên một mặt phẳng bất kỳ như mica, kính, kim loại... với các chất liệu đa dạng như mực in, acrylic, sơn dầu, màu nước... sau đó in lên giấy với độ nén cao. Theo họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, điều thú vị nhất ở tranh in độc bản là khả năng sáng tạo không giới hạn, từ chất liệu đến cách thức thể hiện cũng như sử dụng những vật liệu đời thường làm vật gián tiếp nhận màu trước khi in lên giấy. 

Nghệ sĩ có thể sử dụng những vật thể có sẵn để tạo hình như lá cây, vải, nylon, thậm chí cả những trang sách, trang báo, tùy theo ý đồ sáng tạo mà không phải mô tả bằng cách khắc, cắt như đồ họa truyền thống. Chính những vật liệu gián tiếp đó đã giúp thể loại tranh in này giá trị khác biệt trong quá trình tạo hình. Tuy bay bổng, phong phú và đa dạng như thế, nhưng tranh in độc bản lại đòi hỏi sự nghiêm cẩn về kỹ thuật in để tạo ra những bức tranh đạt hiệu quả cao nhất. Sự ngẫu hứng cùng với khả năng nắm vững kỹ thuật sẽ tạo nên những tác phẩm tinh tế đến bất ngờ” - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy giải thích thêm.

Vườn đêm - tranh in độc bản của Lê Thị Thu Dung
Vườn đêm - tranh in độc bản của Lê Thị Thu Dung

Chủ đề chính cho trại sáng tác đồ họa độc bản năm nay là tĩnh vật và phong cảnh. Đây là hai thể loại phổ thông nhưng không hẳn là sở trường sáng tác các nghệ sĩ tham gia. Tuy nhiên, có thể nói thành công của trại sáng tác là nhờ sự dẫn dắt kỹ thuật cũng như truyền cảm hứng của họa sĩ Hoàng Nghĩa Hiệp - nguyên P trưởng khoa phụ trách Khoa Đồ họa, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Dường như cùng với ông, những mạch nguồn sáng tạo được tuôn chảy. 14 nghệ sĩ, 14 phong cách, 14 sự trải nghiệm vừa lạ vừa quen như được hội tụ, sẻ chia trong niềm xúc cảm mới. Tĩnh vật hay phong cảnh thông qua quá trình ấn và xử lý chất liệu của mỗi tác giả lại cho ra diện mạo mới. Đôi bức như tiệm cận ranh giới của nghệ thuật trừu tượng. Tất cả như tìm thấy khả năng bứt phá khác, thoát khỏi sự quen thuộc để sáng tạo.

45 tác phẩm của 14 tác giả được chọn ra từ 198 bản in trong vòng 12 ngày của trại sáng tác đồ họa in độc bản cho triển lãm “Cảm xúc tháng sáu” lần này có thể xem là kết quả thuyết phục. Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 20 - 22.6 tới tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Có thể nói đây là triển lãm phong phú cảm xúc, nhiều cách tiếp cận với nghệ thuật in độc bản, mang đến rất nhiều năng lượng cho người xem. Mỗi tác giả là một sự khám phá mới, rất riêng, rất độc bản. Khi dấn thân thêm vào hội ha, tôi tin rằng các nghệ sĩ sẽ có một tương lai mới cho cách tiếp cận nghệ thuật” - họa sĩ Hoàng Nghĩa Hiệp chia sẻ.

Văn hóa

Giáo dục di sản cho học sinh Huế
Văn hóa - Thể thao

Giáo dục di sản cho học sinh Huế

Cuối tuần qua, chương trình Giáo dục di sản năm 2024 đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi động với hoạt động Tô màu di sản (họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn) và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.

Cắt băng khai mạc triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Những bức ảnh quý về lịch sử Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 23.9, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19.

Trao giải cho nhà điêu khắc Vương Duy Biên và nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh 18 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực về văn hóa, nghệ thuật

Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn hóa Nghệ thuật Đào Tấn 2024 (Giải thưởng Đào Tấn 2024), tôn vinh 18 tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.