Tôn vinh 18 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực về văn hóa, nghệ thuật

Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn hóa Nghệ thuật Đào Tấn 2024 (Giải thưởng Đào Tấn 2024), tôn vinh 18 tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Báo cáo tổng kết tại Lễ trao giải, ông Nguyễn Thế Khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Trưởng ban Tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải thưởng cho biết, Giải thưởng Đào Tấn 2024 bắt đầu với nhiều niềm tin khi nghệ thuật dân tộc đang có những chuyển biến lạc quan.

Ban tổ chức đã lựa chọn được gần 50 tác phẩm, tác giả, đơn vị nghệ thuật phù hợp với 2 tiêu chí lớn của Giải thưởng Đào Tấn để xem xét trao giải. Sau một thời gian xem xét, tham khảo ý kiến các văn nghệ sĩ và nhà lý luận phê bình có uy tín, Hội đồng Giải thưởng đã thống nhất trao 18 giải thưởng.

Trong đó có 11 giải thưởng cá nhân cho các văn, nghệ sĩ xuất sắc; 5 vở diễn xuất sắc của 5 đơn vị sân khấu chuyên nghiệp và 2 giải đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp xuất sắc cho 2 đoàn tuồng bán chuyên nghiệp.

Vở chèo "Đại đội trưởng của tôi" của Nhà hát Chèo Quân đội được trao giải Vở diễn xuất sắc. Ảnh: N.Linh

Vở chèo "Đại đội trưởng của tôi" của Nhà hát Chèo Quân đội được trao giải Vở diễn xuất sắc. Ảnh: N.Linh

Ở hạng mục vở diễn sân khấu - hạng mục cơ bản của Giải thưởng Đào Tấn, 5 tác phẩm sân khấu của 5 đơn vị sân khấu chuyên nghiệp được trao giải Vở diễn xuất sắc gồm: Vở chèo Mưa đỏ của Đoàn Nghệ thuật Chèo Hải Phòng; vở cải lương Nợ nước non của Nhà hát Cải lương Việt Nam; vở kịch nói Mưa bóng mây Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hero Film TP. Hồ Chí Minh; vở chèo Đại đội trưởng của tôi của Nhà hát Chèo Quân đội; vở chèo Nắm xôi kỳ diệu của Nhà hát Chèo Hà Nội.

2 giải thưởng cho các đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp xuất sắc được trao cho 2 đơn vị: Đoàn tuồng bán chuyên xã Nhơn Hưng, An Nhơn, Bình Định; Đoàn Tuồng bán chuyên thôn Phú Mẫn, thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh. Đây là những "bảo tàng sống" lưu giữ di sản tuồng cổ, trong đó có tuồng Đào Tấn mà chúng ta ngày càng phải quan tâm hơn…

1.jpg
Trao giải cho nghệ sĩ Dương Đình Trí và ca sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Đức Chính
2.jpg
Trao giải cho nhà điêu khắc Vương Duy Biên và nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan

Ở hạng mục giải thưởng dành cho cá nhân, Ban tổ chức đã trao tổng cộng 11 giải thưởng cho các văn nghệ sĩ có thành tích xuất sắc. Trong đó, NSND Lệ Thủy được trao giải Thành tựu trọn đời sáng tạo nghệ thuật và cống hiến phục vụ nhân dân; TS Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng được trao giải Nhà quản lý Văn hóa xuất sắc.

Ca sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Đức Chính được trao giải Ca sĩ, nhạc sĩ hát và viết về thủ đô Hà Nội xuất sắc; nghệ sĩ Dương Đình Trí được trao giải Người sáng tạo chương trình xuất sắc (ông là người sáng lập, tác giả, đạo diễn, ca sĩ chính của chương trình "Bước chân hai thế hệ", duy trì liên tục 15 năm (từ 2009 đến nay).

Nghệ nhân Vương Danh Thưởng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo hát văn thuộc Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, được trao giải Người đào tạo xuất sắc.

3.jpg
Trường ca "Những người lính của làng" của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được trao giải Tác phẩm xuất sắc. Ảnh: N.Linh

Các tác giả được trao giải Tác phẩm xuất sắc gồm: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với Trường ca Những người lính của làng; nhà thơ Trần Vũ Mai với Tuyển thơ Trần Vũ Mai; nhà thơ Đỗ Nam Cao với Tuyển thơ Đỗ Nam Cao; nhà điêu khắc Vương Duy Biên với tác phẩm Tượng đài Bác Hồ với miền Nam ở đảo Phú Quốc, Kiên Giang; nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan với cụm ba tác phẩm tượng Những người lính giữ đảo, Đất đaiLời ru mùa xuân; nhạc sĩ Hình Phước Liên với ca khúc Bà về ngự chốn non tiên.

Văn hóa - Thể thao

Giáo dục di sản cho học sinh Huế
Văn hóa - Thể thao

Giáo dục di sản cho học sinh Huế

Cuối tuần qua, chương trình Giáo dục di sản năm 2024 đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi động với hoạt động Tô màu di sản (họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn) và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.

Cắt băng khai mạc triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Những bức ảnh quý về lịch sử Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 23.9, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19.

Anh Lê Việt Cường (áo xanh ở giữa) cùng các thành viên, những người đồng hành với Vụn art
Văn hóa - Thể thao

Từ mảnh vải vụn ghép nên giấc mơ lớn

Theo nhà sáng lập Hợp tác xã Vụn art LÊ VIỆT CƯỜNG, sở dĩ chọn tên Vụn là bởi mỗi người khuyết tật giống như một mảnh vải nhỏ, sự hỗ trợ của cộng đồng như chất keo để ghép lại thành bức tranh lớn hơn. “Những mảnh vụn tạo nên nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ, người khuyết tật cũng có thể đóng góp giá trị cho xã hội khi tìm được đúng vị trí của mình”.

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.