Những triệu chứng thường gặp ở bệnh thiếu máu cơ tim và cách phòng ngừa

Thiếu máu cơ tim là tình trạng không đủ máu nuôi dưỡng cho cơ tim, nguyên nhân hàng đầu gây nên hẹp tắc động mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim), làm cho lượng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi cơ tim bị suy giảm gây ra các cơn đau thắt ngực.

Theo bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội, thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim (suy tim), có thể xuất hiện các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột sẽ gây nhồi máu cơ tim cấp - đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh tim mạch.

nhoi-mau-co-tim-type-2-la-gi.jpg -0
Thiếu máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng thiếu máu cơ tim

Bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, một số người bệnh thiếu máu cơ tim không hề gặp phải bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn và lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải một số các triệu chứng mà điển hình nhất là đau thắt ngực trái.

Ngoài ra, cơn đau có thể dữ dội hoặc cảm giác tức nặng ngực, thường lan sang cổ, hàm, vai và cánh tay trái, kèm theo các biểu hiện khác như:

– Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức

– Mệt mỏi rã rời chân tay

– Buồn nôn và ói mửa, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm

– Vã mồ hôi lạnh

– Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực

– Chóng mặt, choáng váng

Phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống có thể góp phần ngăn chặn các bệnh lý mạn tính nói chung, bệnh lý tim mạch nói riêng. Bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội gợi ý, một số phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu cơ tim như sau:

- Tập thể dục: Lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi (bơi, đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh). Tập luyện 30 phút mỗi ngày và 150 phút/ tuần.

- Chế độ ăn: Tránh sử dụng nhiều những thực phẩm có chất béo bão hòa và cholesterol cao như: mỡ động vật, da và phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà mà nên sử dụng thực thẩm chứa chất béo bão hòa (dầu ăn, đậu, lạc, đỗ). Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, trái cây tươi,

- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân ở người thừa cân, béo phì giúp giảm gánh nặng lên tim mạch và khớp. Khuyến cáo BMI < 23.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu): Thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ cao làm tăng xơ vữa mạch vành. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp.

Cũng giống như các bệnh tim khác, sử dụng thuốc là giải pháp an toàn hiệu quả để phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim.

Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, có một số thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng:

- Nitroglycerin: Thuốc này giúp giảm đau thắt ngực và cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim bằng cách giãn nở mạch máu.

- Beta-blockers: Đây là nhóm thuốc giúp làm chậm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy cơ tim, từ đó giảm đau ngực.

- Calcium channel blockers: Thuốc này làm giãn mạch máu và giúp lưu thông máu tốt hơn đến cơ tim.

- Statins: Nhóm thuốc này được sử dụng để giảm cholesterol và kiểm soát bệnh xơ vữa động mạch vành.

- Kháng kết tập tiểu cầu: Thuốc này thường được sử dụng như một loại thuốc chống tắc mạch để giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong động mạch vành

Bác sĩ khuyến cáo, khi điều trị nội khoa không còn hiệu quả thì biện pháp can thiệp mạch vành bằng đặt stent hoặc phẫu thuật được chỉ định nhằm giải quyết nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim.

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.