Những loại trái cây bổ dưỡng, ít đường phù hợp với chế độ ăn kiêng

Các loại trái cây ít đường như quả mọng, kiwi và trái cây họ cam quýt có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Ăn một miếng trái cây có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và chất xơ. Nhưng nếu bạn đang trong thời gian theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, bạn có thể chọn những loại trái cây ít đường.

Dưới đây là một số loại trái cây ít đường có thể kết hợp vào chế độ ăn uống:

Bưởi

Loại trái cây có vị chua này là món ăn phổ biến với nhiều lợi ích dinh dưỡng. Bưởi có lượng đường tương đối thấp và là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.

Một nửa quả bưởi cỡ trung bình chứa 8,5 gam đường và 43% giá trị vitamin C hàng ngày. Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hình thành collagen đồng thời giúp cải thiện sự hấp thụ sắt.

Bưởi cũng có chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa do đó khiến lượng đường trong máu tăng ít và chậm hơn. Điều đó có nghĩa là tuân theo chế độ ăn với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hãy thử kết hợp bưởi vào món salad hoặc bữa ăn có chứa các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh.

Quả mọng

Quả mọng có lượng đường thấp hơn nhiều so với các loại trái cây khác. Ví dụ hàm lượng đường trong 1 cốc quả mọng: mâm xôi 5g, dâu tây 7g, dâu đen 7g.

Quả mọng rất giàu chất xơ, polyphenol và vitamin. Ngoài ra, chúng còn có chỉ số đường huyết thấp. Ăn nhiều trái cây có chỉ số đường huyết thấp như quả mọng giúp cải thiện đáng kể nồng độ hemoglobin A1C ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quả mọng cũng là một nguồn giàu các hợp chất có lợi với đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là những chất giúp hạn chế thiệt hại do các gốc tự do gây ra- có liên quan đến ung thư và các bệnh mãn tính khác. Ví dụ quả nam việt quất có thể làm giảm khoảng 1/3 nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bạn có thể thưởng thức một ít quả mọng như một bữa ăn nhẹ giữa ngày hoặc thêm quả mọng vào sữa chua.

ảnh chụp màn hình 2023-08-28 lúc 18.04.42.png -0
Quả mọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể (Ảnh: iStock)

Cam và Chanh

Với hương vị chua, không có gì ngạc nhiên khi chanh là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các loại trái cây ít đường. Mỗi quả chanh vàng chứa 2,1 g đường và 2,4 g chất xơ trong khi đó mỗi quả chanh xanh thậm chí chỉ chứa 1g đường và 2g chất xơ.

Vắt nước chanh vào ly nước để làm đồ uống giải khát hoặc trộn nước cốt chanh với dầu ô liu nguyên chất để tạo ra nước sốt salad thơm ngon.

Cũng như chanh, cam  phù hợp với chế độ ăn ít đường. Một quả cam chỉ chứa dưới 13 gam đường, 3 gam chất xơ và một lượng vitamin C. Cam có hàm lượng nước cao, có thể giúp cơ thể giữ nước.

Kiwi

Một quả kiwi chứa 7 g đường. Kiwi cung cấp chất xơ và vitamin C có lợi cho sức khỏe. Một quả kiwi cung cấp 62% lượng vitamin C mỗi ngày và 2,3 g chất xơ chỉ với 48 calo.

Bạn có thể ăn riêng quả kiwi hoặc thêm kiwi thái hạt lựu vào món salad.

Bơ là loại trái cây ít đường cực kỳ bổ dưỡng. Một quả bơ chứa ít hơn nửa gam đường và cung cấp 9g chất xơ. Chính vì chúng giàu chất béo không bão hòa đơn nên bơ có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ bơ hàng ngày trong 12 tuần đã cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh béo phì và kháng insulin.

Thêm bơ nghiền vào bánh mì nướng, làm kem bơ hay sinh tố bơ là những lựa chọn bổ dưỡng.

Quả mơ là một món ăn nhẹ tuyệt vời cho những ai đang theo chế độ ăn ít đường. Hai quả mơ nhỏ chứa 6 g đường, 1,4 g chất xơ chỉ với 34 calo.

Mặc dù mơ khô có lượng đường cao hơn một chút và ít chất xơ hơn-chứa 4,2 gam đường và 0,6 g chất xơ trên mỗi lát nhỏ-nhưng chúng vẫn ở mức tương đối thấp trên thang chỉ số đường huyết.

Ăn mơ khô kết hợp cùng với các thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như các loại hạt và phô mai có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Một vài khuyến nghị

Nên sử dụng trái cây tươi thay vì nước ép trái cây bởi nước ép trái cây có xu hướng chứa nhiều đường và ít chất xơ, có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các loại trái cây có lượng đường cao. Tuy nhiên, chúng nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Ví dụ, trái cây sấy khô như chà là, nho khô nên có khẩu phần ăn ít  hơn các loại trái cây khác.

Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp trái cây với nguồn protein và chất béo lành mạnh để tạo ra những bữa ăn cân bằng giúp làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu.

Theo Health

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.