Những gì cần biết về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp Liên bang lần thứ ba trong nhiệm kỳ của mình, một cơ hội để ông nêu bật những thành tựu và vạch ra tầm nhìn trong tương lai. Đây cũng sẽ là bài phát biểu đầu tiên của ông kể từ khi ông tuyên bố tái tranh cử vào năm ngoái. Điều đó khiến sự kiện này trở thành một thời điểm quan trọng đối với Biden, 8 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống.

Những gì cần biết về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden -0
      Tổng thống Biden đọc Thông điệp Liên bang năm 2023. Ảnh: Reuters

Thông điệp liên bang là gì?

Thông điệp Liên bang là bài phát biểu thường niên của Tổng thống Mỹ, trong đó tổng thống tổng kết những thành tựu nổi bật của đất nước và các ưu tiên chính sách cho tương lai.

Việc đưa ra thông điệp liên bang thường niên là nhằm đáp ứng một yêu cầu trong Hiến pháp Hoa Kỳ, trong đó khẳng định một tổng thống “phải cung cấp cho Quốc hội thông tin về tình hình đất nước”.

Donna Hoffman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bắc Iowa, cho biết sự kiện mang tính truyền thống này - bài phát biểu Thông điệp Liên bang - mang lại cho các đời tổng thống Hoa Kỳ một “sân khấu lớn” trình bày trước Quốc hội và công chúng Mỹ.

Sự kiện diễn ra khi nào và những ai tham dự?

Thông điệp Liên bang năm nay được ấn định sẽ diễn ra vào 9 giờ tối ngày 7.3 theo giờ địa phương (9 giờ sáng giờ Việt Nam).

Thông điệp Liên bang sẽ được ông Biden trình bày tại một phiên họp chung của Quốc hội. Điều này có nghĩa là các thành viên của cả Thượng viện và Hạ viện sẽ tham dự.

Những gì cần biết về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden -0
      Tổng thống Biden đọc Thông điệp Liên bang năm 2023. Ảnh: The San Diego Union-Tribune

Theo thông lệ, Phó Tổng thống Kamala Harris, người đồng thời giữ ghế Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện, đảng viên Cộng hòa Mike Johnson, sẽ ngồi sau ông Biden khi ông đứng trên bục phát biểu.

Nội các của tổng thống cũng như các thẩm phán Tòa án Tối cao cũng sẽ có mặt.

Nhà Trắng cũng thường mời những vị khách đặc biệt tới tham dự. Năm ngoái, ông Biden đã mời cha mẹ của Tyre Nichols, một người đàn ông da đen bị cảnh sát sát hại ở Tennessee, và Brandon Tsay, người đã tước vũ khí của một kẻ xả súng hàng loạt ở California, tới tham dự sự kiện của mình.

Có phải các tổng thống Mỹ luôn đọc Thông điệp Liên bang?

Câu trả lời là đúng như vậy, mặc dù hình thức đã thay đổi qua nhiều năm.

George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đọc diễn văn nhậm chức vào năm 1790. Theo một báo cáo của Văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ, “nghi thức này bắt nguồn từ thông lệ của người Anh là Nữ hoàng Anh sẽ đọc bài phát biểu để khai mạc mỗi phiên họp của Quốc hội.

John Adams, tổng thống thứ hai của Mỹ, cũng đã trực tiếp trình bày thông điệp của ông.

Nhưng truyền thống này đã có chút thay đổi vào năm 1801 khi Tổng thống Thomas Jefferson thay vì đọc thông điệp trực tiếp, đã gửi bài diễn văn của mình đến Quốc hội. “Tiền lệ đó được giữ cho đến khi Tổng thống Woodrow Wilson quyết định đích thân đọc thông điệp của mình vào năm 1913, và nghi thức này tiếp tục được các tổng thống Mỹ duy trì đến ngày nay”, một tờ thông tin của Thượng viện Mỹ giải thích.

Tên gọi Thông điệp Liên bang ra đời từ bao giờ?

Franklin Delano Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, là người đầu tiên gọi đây là Thông điệp Liên bang. Trước đó, nó được gọi là “Thông điệp thường niên của Tổng thống gửi Quốc hội” hay đơn giản là “Thông điệp thường niên”.

Nhưng tên gọi này chỉ trở thành chính thức trong nhiệm kỳ của Tổng thống Harry Truman, người nhậm chức vào năm 1945, sau cái chết của Roosevelt.

Hình thức của Thông điệp Liên bang cũng đã thay đổi qua nhiều năm. Tờ thông tin của Thượng viện cho biết: “Thông điệp liên bang lần đầu tiên được phát thanh trên đài phát thanh quốc gia là vào năm 1923. Và bài diễn văn năm 1947 của Tổng thống Truman là bài diễn văn đầu tiên được truyền hình. Vào năm 1965, Tổng thống Lyndon Johnson bắt đầu truyền thống đọc bài diễn văn vào giờ vàng”.

Tại sao sự thể hiện lần này quan trọng đối với ông Biden?

Đây sẽ là bài diễn văn quan trọng đối với vị tổng thống thứ 46 khi ông nỗ lực khôi phục niềm tin của công chúng đối với vấn đề tuổi tác và năng lực trí tuệ của mình trong bối cảnh ông đang trên đường trở thành ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua tái cử.

Hiện tại, có không ít cử tri ủng hộ ông bày tỏ lo lắng về tuổi tác và năng lượng của ông. Nhà sử học Jon Meacham, người đã trợ giúp tổng thống soạn thảo bài diễn văn năm nay, tin rằng tổng thống cần giải quyết những lo ngại xung quanh tuổi tác của mình trong Thông điệp Liên bang.

“Tôi hiểu rằng chúng ta không thể nói với một nửa người dân của đất nước rằng việc họ lo lắng là không có cơ sở. Vì vậy, Tổng thống phải chứng minh cho cử tri thấy chứ không chỉ nói là đủ. Tôi luôn làm việc với Biden, và tôi chưa bao giờ nghi ngờ về năng lực của ông ấy. Nhưng quý vị sẽ không tin lời tôi, vì thế Tổng thống phải tự chứng minh”.

Một cuộc thăm dò phối hợp giữa New York Times và Siena College công bố hồi tuần trước cho thấy 61% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ ông nhưng lại lo ngại Tổng thống Biden “quá lớn tuổi” để trở thành một tổng thống phù hợp cho công việc nặng nhọc này. Cuộc thăm dò được tiến hành hai tuần sau khi một biện lý đặc biệt nêu lên những lo ngại về sự nhạy bén về trí tuệ của ông.

Trọng tâm bài phát biểu của Biden sẽ là gì?

Thông điệp Liên bang là dịp để các tổng thống liệt kê những thành tựu của mình và kêu gọi sự ủng hộ cho các mục tiêu tương lai của họ.

Trong bài diễn văn, Tổng thống Biden dự kiến sẽ ca ngợi những thành tựu của ông trong ba năm qua, bao gồm những thắng lợi về mặt lập pháp như Luật Cơ sở hạ tầng và Đạo luật Giảm lạm phát. Ông cũng dự kiến sẽ nêu ra các chính sách nhằm giảm giá thuốc và bảo vệ quyền tiếp cận phá thai.

Bên cạnh đó, các tổng thống Hoa Kỳ thường sử dụng Thông điệp Liên bang để trình bày những gì họ muốn Quốc hội thực hiện. Về mặt đó, Biden có thể sẽ thúc giục các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa thông qua dự luật nhập cư lưỡng đảng. Một dự luật trước đó đã bị các đồng minh của ông Donald Trump tại Quốc hội ngăn cản. Những nghị sĩ Cộng hòa cho rằng đề xuất này không đủ hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Tổng thống Biden cũng được cho là sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua khoản tài trợ bổ sung cho Ukraine và Israel, hai đồng minh hàng đầu của Mỹ.

Phản biện Thông điệp Liên bang là gì?

Theo truyền thống hàng năm, đảng chính trị đối lập đều đưa ra phản biện đối với Thông điệp Liên bang của tổng thống.

Thông điệp phản biện của Đảng Cộng hòa năm nay sẽ do Thượng nghị sĩ Katie Britt đưa ra sau bài phát biểu của ông Biden.

“Chúng ta sẽ có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về tương lai của đất nước - và tôi sẽ phác thảo tầm nhìn của Đảng Cộng hòa nhằm bảo đảm Giấc mơ Mỹ cho các thế hệ mai sau”, Thượng nghị sĩ Katie Britt viết trên mạng xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Thế giới 24h

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.