Những độc hại của sương mù với sức khoẻ, mọi người cần biết!

Thời gian gần đây, Hà Nội thường rơi vào tình trạng âm u, sương mù dày đặc. Đặc biệt, tình trạng sương mù khiến phương tiện di chuyển khó khăn do tầm nhìn hạn chế. Cùng với đó, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của thành phố cũng rơi vào mức ô nhiễm đáng báo động.

Nguy cơ dẫn tới các bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát bề mặt Trái đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Thông thường, sương mù màu trắng, nhưng ở một số khu vực có thể có màu vàng đục hay xám.

Hiện tượng sương mù có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí, khi người dân hít phải nó, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương, khớp.

Sương mù độc hại như thế nào với sức khoẻ ? -0
Hiện tượng sương mù có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Trần Thị Mai, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark cho biết, sương mù này không do nhiệt độ ẩm gây ra, mà bởi một dạng ô nhiễm không khí, từ các chất thải, khói bụi.

Các hạt bụi ở thể lỏng, rắn và có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Chúng sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, tùy theo kích thước của từng loại hạt bụi sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người.

Cụ thể, các hạt bụi lớn sẽ kích thích chảy nước mắt, sổ mũi. Còn các hạt nhỏ hơn sẽ đi vào phổi, gây kích ứng, viêm phế quản. Đặc biệt, những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, viêm phế quản mãn sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Trong sương mù quang hóa sẽ có những hạt bụi siêu nhỏ, ở dạng lỏng hoặc rắn chứa chất độc hại có khả năng xuyên qua hàng rào mao mạch phổi và đi vào hệ tuần hoàn, đi đến tim, hoặc não. Từ đó, hạt này làm những bệnh nhân mạch vành, suy tim sẽ nặng thêm.

“Trẻ em hít phải các hạt này cùng sẽ chịu tác hại gấp đôi người lớn. Trẻ em ở môi trường ô nhiễm thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và bị bệnh mãn tính cao gấp 2 lần những trẻ khác”, bác sĩ Mai cho hay.

Bác sĩ Mai khuyến cáo, trong khoảng thời gian xảy ra tình trạng sương mù quang hóa, phụ nữ có thai, người già, người bị bệnh mãn tính hoặc trẻ em cần hạn chế ra đường trong những ngày có sương mù dày đặc. Ngoài ra, những đối tượng này cũng cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.

Đồng thời, khi đi ra đường, người dân cũng cần phải đeo khẩu trang, mắt kính và khẩu trang phải là loại chống bụi, dùng 1 lần rồi bỏ. Khi có triệu chứng bất thường, người dân cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị.

Khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết thêm, nguyên nhân xuất hiện sương mù, do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Vào mùa Đông, nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí cao kết hợp với tốc độ gió vào mùa đông rất yếu, thậm chí không có gió. Đây là 3 yếu tố quan trọng để hình thành sương mù.

Sương mù độc hại như thế nào với sức khoẻ ? -0
Cần sử dụng khẩu trang y tế, mắt kính để ngăn chặn khí độc trong sương (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, rủi ro thiên tai do sương mù cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: Cảnh báo sương mù dày đặc, tầm nhìn xa dưới 50 m trở lên, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển, trên sông trên đường cao tốc hoặc khu vực sân bay; Cảnh báo rủi ro thiên tai do sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50 m trở lên, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông hoặc đường đèo núi.

Bên cạnh đó, rủi ro thiên tai do sương mù dày đặc cấp độ 2 xảy ra khi cảnh báo sương mù dày đặc, tầm nhìn xa dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên đường cao tóc hoặc khu vực sân bay.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia khuyến cáo, trong những ngày sương mù dày đặc, người dân nên có những biện pháp phòng ngừa kịp thời như:

- Tránh ra đường quá sớm vào buổi sáng

- Sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương

- Cần đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm

- Giữ ấm cơ thể để đảm bảo nguồn nhiệt; vệ sinh cá nhân thường xuyên;

- Không phơi quần áo ngoài trời để qua đêm; thực hiện việc là quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo, quần...

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.