Những chuyển động đáng chú ý trong quan hệ Bahrain - Pakistan

Quan hệ giữa Bahrain và Pakistan đang có những chuyển động đầy sức sống và đa dạng hơn. Việc Quốc vương Bahrain mới đây tới thăm trụ sở Lực lượng Lục quân và trực tiếp đàm phán với Tham mưu trưởng quân đội Pakistan về đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh được cho là động thái chưa từng có trong bối cảnh đang có những thay đổi trong khu vực.

Chuyến thăm cấp nhà nước của Quốc vương Bahrain Sheikh Hamad bin Isa al Khalifa tới Pakistan vừa qua có một số điểm đáng chú ý. Đây là lần đầu tiên trong 4 thập kỷ qua, ông đặt chân tới Pakistan. Chuyến thăm này diễn ra sau vụ tấn công khủng bố lớn tại Thủ đô Manama vào đầu tháng 3 khiến một số cảnh sát Bahrain và một công dân Pakistan thiệt mạng. Hai bên cùng lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, song không hoãn chuyến thăm. Tại Islamsbad, Quốc vương Bahrain đã bày tỏ tin tưởng rằng, Pakistan sẽ mang lại hòa bình và sự ôn hòa cho thế giới Hồi giáo, ám chỉ vai trò trung gian của Pakistan trong việc thiết lập quan hệ giữa các nước vùng Vịnh và Iran.

Pakistan và các nước vùng Vịnh, nhất là Bahrain, Ảrập Xêút hiện đang nghiên cứu khả năng đẩy mạnh hợp tác trong 3 lĩnh vực chính: phát triển thương mại và quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh trên quy mô khu vực. Năm 2014, trao đổi thương mại giữa Pakistan và các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) dự kiến đạt 6 tỷ USD. Hiện GCC đang đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do với Islamabad. Phía Pakistan cho rằng, Bahrain là cửa ngõ lý tưởng để thâm nhập thị trường GCC. Trong chuyến thăm vừa qua của Quốc vương Bahrain, GCC đã công bố thành lập Quỹ Năng lượng Pakistan nhằm khuyến khích đầu tư từ các nước thành viên vào lĩnh vực năng lượng và các dự án khác của quốc gia Nam Á này. Pakistan và Bahrain đã ký 6 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp bảo hộ đầu tư và hợp tác giữa Bộ Nội vụ hai nước. Ngoài ra, hai bên cũng đạt được đồng thuận về các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng, nước, dịch vụ hàng không… Một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Pakistan sang GCC là lao động. Bahrain hiện là thị trường lao động lớn thứ ba của Pakistan với khoảng 100.000 kiều dân Pakistan và không phản đối người Pakistan tham gia vào các lĩnh vực kinh tế của nước này. Tất nhiên, những điều kiện kinh tế thuận lợi này đều có động cơ chính trị.

Trong chuyến thăm của Quốc vương Bahrain tới Islamabad, sau khi thực hiện xong các thủ tục về kinh tế và thương mại, Manama đã công khai ưu tiên của mình, đó là tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Truyền thông địa phương thì nhận định: Pakistan coi chuyến thăm này là cơ hội để mở rộng thương mại và đầu tư, song Bahrain dường như quan tâm nhiều hơn tới các cuộc đàm phán quân sự.

Theo các chuyên gia, kịch bản thay đổi nhanh chóng tại Trung Đông sau các sự kiện Mùa xuân Ảrập đã tác động đến chế độ quân chủ ở nhiều nước Trung Đông, trong đó có Bahrain. Tháng 3.2011, Bahrain phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn của người Shiite, buộc Quốc vương nước này phải kêu gọi sự hỗ trợ của các nước thành viên GCC và Pakistan.

Hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Bahrain và Pakistan bắt đầu năm 1971. Binh sỹ Pakistan đã được cử sang giúp đỡ Lực lượng Phòng vệ Bahrain (BDF) vào năm 1977. Trong giai đoạn đó, khoảng 10.000 binh sỹ Pakistan đã phục vụ trong các cơ quan an ninh của Bahrain như cảnh sát, vệ binh quốc gia và quân đội. Ngoài ra, Islamabad còn giúp Bahrain thành lập lực lượng hải quân. Các sự kiện Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã buộc Bahrain một lần nữa kêu gọi Pakistan giúp nước này kiểm soát tình hình. Chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia Bahrain từng hai lần âm thầm tới trụ sở chính của Quân đội Pakistan vào tháng 12.2010 và tháng 6.2011 để tìm kiếm sự ủng hộ của Islamabad. Pakistan khi đó đã ủng hộ quyết định của GCC đưa quân vào Bahrain, đồng thời Thủ tướng Pakistan khi đó là Gilani tuyên bố sẵn sàng cử binh sỹ sang phục vụ trong lực lượng vũ trang Bahrain trên cơ sở hợp đồng.

Tháng 3.2014, một trang mới trong quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh đã được mở ra giữa Manama và Islamabad bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, mua bán thiết bị quân sự, thành lập các công ty liên doanh quốc phòng, đào tạo chuyên gia quân sự… Tuy nhiên, tình hình chính trị hiện nay ở Pakistan khác hẳn so với năm 2011 và sẽ gây khó khăn hơn cho quan hệ hợp tác giữa Pakistan - Bahrain. Vào thời điểm đó, Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) không phải đối mặt với áp lực từ các đảng trong liên minh cầm quyền liên quan đến quyết định cử quân sang Bahrain. Còn nay, PPP đang đứng đầu phe đối lập trong QH trong khi phe cầm quyền không ủng hộ việc cử quân đội tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài.

Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045
Việt Nam và các nước

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045

ASEAN nên duy trì các nguyên tắc nền tảng của mình, thúc đẩy sự đoàn kết, khả năng phục hồi và vai trò trung tâm, đồng thời tăng cường hội nhập để đối phó với những bất ổn toàn cầu và làm chủ các công nghệ mới nổi. Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 25-26.2. Lần thứ hai được Việt Nam tổ chức, AFF tiếp tục củng cố "thương hiệu" của mình như một điểm gặp gỡ cho các cuộc thảo luận sôi nổi về tương lai ASEAN.

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức
Việt Nam và các nước

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường tính linh hoạt; củng cố vai trò trung tâm của mình trong giải quyết hiệu quả các thách thức trong bối cảnh hiện tại. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất và thứ 2 của Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội ngày 26.2.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN

Với chủ đề “Xây dựng một ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong một thế giới biến động”, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) đóng vai trò là nền tảng quan trọng thúc đẩy các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 26.2.2025. Đây là sự kiện đa phương “kênh 1.5” quy mô lớn do Việt Nam khởi xướng và tổ chức, được đánh giá là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, vì người dân ASEAN, hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới
Việt Nam và các nước

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Washington, Mỹ để tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Donald Trump. Thương mại, thuế quan cũng như nhiều nội dung quan trọng về quan hệ song phương trong giai đoạn mới sẽ là trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.