Những chất bổ sung nào cần thiết cho bệnh ung thư?

Chất bổ sung là bất kỳ loại vitamin, khoáng chất, thảo dược, thực vật và axit amin nào mà bạn có thể ăn hoặc uống. 

Mọi người dùng chất bổ sung vì những lý do khác nhau. Chức năng chính của chất bổ sung là bổ sung thêm khoáng chất, dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hiện có. Tuy nhiên, viên vitamin và khoáng chất không nhằm mục đích thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng.

Nói như vậy, việc sử dụng các chất bổ sung phù hợp cùng với một chế độ ăn uống bổ dưỡng và đầy đủ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ví dụ, chất bổ sung có thể lấp đầy một vài chất dinh dưỡng mà trong chế độ ăn uống còn thiếu hụt và thậm chí có thể hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, bao gồm cả ung thư.

Khi nói đến bất kỳ loại ung thư nào, điều quan trọng là phải nhận ra rằng không có chất bổ sung nào có thể điều trị, chữa khỏi hoặc ngăn ngừa ung thư hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có một số chất bổ sung có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư trong một phạm vi nhất định hoặc hỗ trợ quá trình phục hồi sau hóa trị, xạ trị. 

Dưới đây là 8 chất bổ sung cần thiết cho bệnh ung thư

Hạt lanh

Hầu hết mọi người sử dụng dầu cá để tăng cường lượng omega-3 trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, dầu cá đã được cho là có thể làm giảm hiệu quả của hóa trị và vì thế hạt lanh là một lựa chọn thay thế xứng đáng.

Hạt lanh rất giàu axit béo omega-3, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Khi bổ sung, hãy tránh dùng dầu hạt lanh vì nó không cung cấp trọn vẹn chất dinh dưỡng của hạt lanh.

Tỏi

Tỏi giúp ngăn chặn sự kích hoạt của các chất gây ung thư, tăng cường sửa chữa DNA và giảm sự lây lan của tế bào ung thư. Ngoài ra, tỏi còn có đặc tính kháng khuẩn. 

Bạn nên ăn một tép mỗi ngày hoặc 300 đến 1.000 miligam (mg) chiết xuất tỏi để phát huy hiệu quả những công dụng của tỏi.

Gừng

Gừng được cho là có vai trò có lợi trong việc chống lại bệnh ung thư vì đặc tính chống viêm và chống buồn nôn của nó.

Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều gừng vì nó có thể tương tác với chất làm loãng máu và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của một số người.

Trà xanh

Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời và các nghiên cứu cho thấy các đặc tính của trà xanh giúp chống lại sự di căn của một số loại ung thư. Trà xanh cũng chứa các hóa chất gọi là polyphenol có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Nếu bạn bị ung thư, hãy cân nhắc uống tối đa 3 tách trà xanh mỗi ngày.

Nghệ

Nghệ có thể cực kỳ hữu ích khi chống lại bệnh ung thư. Chất curcumin trong nghệ có thể tiêu diệt tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u.

Những lợi ích của chất curcumin như: ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên, tiêu diệt tế bào ung thư ruột kết, vú, tuyến tiền liệt và khối u ác tính, làm chậm sự phát triển của khối u.

Selen

Khoáng chất selen loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, có tiềm năng chống lại bệnh ung thư. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định tấn công tế bào và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư nếu chúng không được loại bỏ.

Quá nhiều selen có thể gây độc, nhưng liều cao tới 300 microgam (mcg) đã được chứng minh là làm giảm một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư: thực quản, đại tràng, phổi, gan.

Lượng selen được khuyến nghị hàng ngày là 55 mcg. Các loại thực phẩm chứa selen như ngũ cốc, các loại hạt Brazil… 

Vitamin D

Vitamin D có thể hấp thụ canxi và giúp hệ thống miễn dịch, cơ và thần kinh hoạt động tốt.

Theo BreastCancer.org, nghiên cứu cho thấy rằng một số bệnh ung thư như ung thư vú có thể có nguy cơ xảy ra cao hơn khi cơ thể có lượng vitamin D thấp.

Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 15 mcg. Vitamin D có thể được hấp thụ qua ánh sáng mặt trời hoặc qua chế độ ăn uống sau đây: cá béo, lòng đỏ trứng, sữa bổ sung vi chất.

Vitamin E

Vitamin E là chất dinh dưỡng chống ung thư tuyệt vời. Vitamin E tan trong chất béo và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại tế bào.

Vitamin E có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi. Trên thực tế, lượng vitamin E thấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Điều quan trọng là phải cung cấp đủ lượng vitamin này hàng ngày từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.

Lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày là 8 đến 10 mg. Bạn cũng có thể ăn những thực phẩm sau để bổ sung vitamin E: quả hạnh, bơ, xoài, bông cải xanh, rau chân vịt, dầu oliu… 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư là duy trì sức khỏe tốt, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn toàn thực phẩm bổ dưỡng với nhiều trái cây và rau quả cũng như tập thể dục. 

Những chất bổ sung trên chỉ là một gợi ý. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xác định phương pháp điều trị tốt nhất và được hướng dẫn cụ thể chế độ dinh dưỡng và các chất bổ sung. 

Theo Healthline 

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.