Nhiều dư địa gia tăng xuất khẩu nông sản sang EU

Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa nói chung, trong đó có nông sản, sang Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn thấp, mới chỉ trên 2% quy mô dung lượng thị trường này. Mặt khác, sau 4 năm triển khai EVFTA, tỷ lệ tận dụng ưu đãi mới đạt trên 20%. Như vậy, dư địa để gia tăng xuất khẩu nông sản sang EU vẫn còn.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%/năm

Sau 4 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt gần 170 tỷ USD, tăng gần 50%. Trong đó, nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực; trung bình mỗi năm, xuất khẩu nông sản vào EU tăng 15%, Bộ Công Thương cho biết.

Gạo là một trong những mặt hàng đã tận dụng được ưu thế từ EVFTA để gia tăng xuất khẩu sang EU. Năm 2023, sản lượng gạo xuất khẩu sang EU đạt gần 104.000 tấn, với trị giá 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022, theo Tổng cục Hải quan. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định EVFTA. Gạo của Việt Nam đã xuất khẩu tới 26/27 quốc gia thành viên trong khối EU.

Quý I năm nay, xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, với 46.000 tấn, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng đến gần 118% so với cùng kỳ 2023. Mặc dù EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, là thị trường khó tính song sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm có chất lượng. Gạo ST25 hiện là một trong những mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia thành viên EU.

Nhiều dư địa gia tăng xuất khẩu nông sản sang EU -0
Gạo là một trong những mặt hàng nông sản đã tận dụng được EVFTA. Ảnh: Bộ Công Thương

Tương tự, mặt hàng rau quả cũng đã tận dụng được EVFTA. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng hai con số; năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD thì đến năm 2023 đã tăng gần 300 triệu USD. Theo các chuyên gia, cơ hội cho trái cây và rau của Việt Nam tại EU là rất lớn, vì quy mô thị trường lên đến 62 tỷ euro, tương đương với 43% giá trị thương mại trái cây và rau toàn cầu...

Bộ Công Thương đánh giá, thực tế cho thấy tỷ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ đều tăng cao ở các ngành hàng chủ lực như thủy sản (gần 90%), rau quả (88,3%)... Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi thuế về 0%, mà còn nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu Việt, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại EU. Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của EU, thông qua đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng từ khâu trồng trọt đến đóng gói.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA

Sau 4 năm thực thi EVFTA, mặc dù xuất khẩu nông sản sang EU đã đạt nhiều kết quả tích cực, song nhìn chung vẫn chưa như kỳ vọng. Cụ thể, tỷ lệ xuất khẩu của nước ta sang EU, trong đó có nông sản, vẫn còn thấp, mới chỉ trên 2% quy mô dung lượng thị trường EU. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi của EVFTA hiện mới đạt trên 20%, dù khá cao so với những FTA mới đưa vào thực thi nhưng vẫn thấp so với mong muốn. Điều này đồng nghĩa cơ hội cũng như dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản của Việt Nam vào EU vẫn rất lớn.

Tuy vậy, EU vẫn là thị trường rất khó tính với những quy định liên tục thay đổi. Chẳng hạn, hồi tháng 6 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đăng công báo về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU. Theo đó, các sản phẩm nông sản gồm ớt, thanh long, đậu bắp của Việt Nam tiếp tục bị EU tăng tần suất kiểm tra, siết chặt các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thanh long tăng tần suất kiểm tra lên 30%; ớt và đậu bắp tăng tần suất kiểm tra lên 50%, kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm). 

Bộ Công Thương khuyến cáo, để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang EU, doanh nghiệp cần khắc phục các tồn tại liên quan đến quy tắc xuất xứ, nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, do các quy định nhập khẩu của EU đối với rau quả rất khắt khe và thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên tục cập nhật và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu để bảo đảm tính tuân thủ.

Nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA khác, Bộ Công Thương xác định tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc về sản xuất, xuất khẩu thông qua mối liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết; bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo kịp thời, điều hành linh hoạt công tác xuất khẩu gạo và các nông sản khác. Cùng với đó, Bộ cũng chủ trì, phối hợp để đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm trồng trọt; tập trung triển khai hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội về nhu cầu, quy định mới của thị trường…

Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.