Nhật Bản khó khăn trong việc bình thường hóa chính sách tiền tệ

Thị trường dường như đang mong đợi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sớm bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ, với việc tăng lãi suất rất có thể sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Nhưng thách thức mà BoJ phải đối mặt trong năm nay còn vượt xa câu hỏi khi nào nước này quyết định bắt đầu tăng lãi suất.

Sau hơn một thập kỷ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, các nhà chức trách của BoJ cuối cùng cũng đã đưa ra dấu hiệu “đảo ngược”. Một số thông tin cho rằng, BoJ đang xem xét có nên “thoát khỏi” lãi suất âm sớm nhất là vào nửa đầu năm nay hay không. Theo đó, quyết định này sẽ dựa trên các cuộc đàm phán về lao động và xu hướng tiêu dùng cá nhân vào mùa Xuân. Nếu thoát khỏi trần lãi suất âm, đây sẽ là lần đầu tiên sau 17 năm Nhật Bản tăng lãi suất.

Mặt trái của siêu nới lỏng tiền tệ

Hơn một thập kỷ vừa qua, BoJ đã “trung thành” với chính sách nới lỏng định lượng quy mô lớn. Vào thời điểm ông Shinzo Abe tái cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản, ông đã đưa ra một loạt chính sách kích thích tăng trưởng để đối phó với tình trạng giảm phát kéo dài và sự trì trệ của nền kinh tế nước này. Đáng chú ý trong gói kích thích này là chính sách tiền tệ nới lỏng táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động, kích thích khu vực tư nhân... Đó chính là chiến lược phát triển kinh tế đầu tư nổi tiếng Abenomics.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Ảnh: REUTERS
Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Ảnh: REUTERS

Nội dung cốt lõi của chiến lược Abenomics là chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Giai đoạn đầu chính sách này đã phát huy tác dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua lãi suất cực thấp, in tiền mạnh mẽ và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ. Chính phủ Nhật Bản và BoJ cùng đưa ra tuyên bố rằng “mục tiêu lạm phát 2% sẽ đạt được trong thời gian sớm nhất”, từ đó khởi động chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.

Về khách quan, chiến lược này thực sự đã đóng vai trò tích cực trong quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Việc tuân thủ chiến lược đã giúp lần lượt giải ngân vượt định mức nguồn vốn công - tư, đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát và tăng trưởng âm trong ba quý đầu năm 2013. Tuy nhiên, do các vấn đề cơ cấu sâu xa như tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa, lỗ hổng công nghiệp và nợ Chính phủ khổng lồ, chính sách tiền tệ lỏng lẻo không đủ để thay đổi động lực nội tại của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, vì vậy thời kỳ kinh tế thịnh vượng kéo dài không lâu.

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, việc kéo dài chính sách tiền tệ siêu nới lỏng quá lâu đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hiện kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với ba vấn đề nan giải. Một là Chính phủ quá lệ thuộc vào nợ công, dẫn đến gánh nặng trong vấn đề này. Hai là, chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) luôn được coi là một phương tiện tài chính tương đối cực đoan, hoạt động thiếu linh hoạt như phản ánh không kịp thời những thay đổi của tình hình kinh tế, làm xấu đi hoạt động của thị trường trái phiếu và làm trầm trọng thêm sự mong manh của lĩnh vực tài chính. Ba là, chính sách lãi suất âm được cho là đã “tiếp tay” cho một số lượng lớn các công ty “Zombie" đang hoạt động kém hiệu quả, không mang lại lợi ích cho việc công nghiệp. Điều này dẫn đến sản xuất công nghiệp bị trì trệ và sức sống kinh tế suy yếu đáng kể.

Hơn nữa, xu hướng lạm phát hiện nay đã vượt quá dự đoán của ngân hàng Trung ương. Nền kinh tế nước này đang trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất trong 40 năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản tháng 10.2023 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mục tiêu lạm phát 2%.

Thời điểm thích hợp để đảo ngược chính sách?

Vào ngày đầu tiên của năm mới, Nhật Bản đã liên tục phải đón nhận những điều không may mắn. Người dân nước này đã phải hứng chịu một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển bán đảo Noto, và một cuộc va chạm giữa một chiếc máy bay hãng Japan Airlines với một máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đang chở đồ tiếp tế cho người tị nạn sau trận động đất.  

Những sự việc này đã tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nước này, do lo ngại về thiệt hại từ động đất. Mặc dù thị trường đã phục hồi phần lớn khoản lỗ vào chiều hôm 4.1, nhưng đồng yên vẫn tiếp tục suy yếu so với cả đồng đô la Mỹ. Vì vậy, các nhà đầu tư đang đặt niềm tin vào sự sẵn sàng bình thường hóa chính sách của BoJ.

BoJ hiện có ba công cụ chính sách là lãi suất qua đêm, YCC, và nới lỏng định lượng và định tính. Cơ chế YCC đã được điều chỉnh ba lần trong 12 tháng qua và trần lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã được nâng từ 0,25% lên 0,5%, lên 1%, rồi lên trên 1% một chút. Tuy nhiên, chính sách lãi suất đã đứng ở mức âm 10 điểm cơ bản kể từ tháng 1.2016 và bảng cân đối kế toán của BoJ tiếp tục mở rộng khi họ mua thêm trái phiếu Chính phủ Nhật Bản.

Để tránh cản trở tăng trưởng kinh tế, làm suy yếu sự ổn định tài chính hoặc làm phức tạp việc quản lý nợ công, thứ tự “thắt chặt” ba công cụ này là rất quan trọng. Bước đầu tiên là tăng dần lãi suất dài hạn, bước tiếp theo mà thị trường đang chờ đợi là tăng lãi suất chính sách. Rốt cuộc, tỷ lệ lạm phát lâu dài của Nhật Bản đã cao hơn mục tiêu 2% trong hơn một năm rưỡi. Thêm vào đó là tình trạng thiếu lao động lan rộng và đồng yên mất giá đáng kể, một phần do việc tăng lãi suất ở khu vực đồng euro, Anh và Mỹ.

Các chuyên gia đánh giá chính sách tiền tệ của Nhật Bản hiện đã đến “ngã ba đường”. Ngày càng nhiều những lời kêu gọi kiến nghị BoJ nên sớm bình thường hóa chính sách tiền tệ. Trong hơn một năm qua, lạm phát của Nhật Bản ngày càng tăng và cao hơn mức mục tiêu của BoJ. Giá cả tăng đã dẫn đến chi phí sinh hoạt cao, cản trở tăng trưởng tiêu dùng. Do đó, các động thái điều hành chính sách tiền tệ của BoJ luôn là tâm điểm chú ý của thị trường.

Cuối năm 2023, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết, cơ quan này sẽ bắt đầu tăng lãi suất khi mức tăng lương đáng kể được xác nhận, do tiền lương ở Nhật Bản được các công đoàn đàm phán vào mỗi mùa xuân, được gọi là Shuntō, nên kỳ vọng hiện nay dường như là BoJ sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp hội đồng chính sách ngày 25 và 26.4 tới.

Và tất nhiên, không có gì chắc chắn cả. Mọi quyết định về việc bình thường hóa chính sách sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, đặc biệt là mức tăng lương và tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát nên được giữ ở mức 2%, và ông Kazuo Ueda nhấn mạnh rằng, mặc dù lạm phát đang ở mức trên 2%, ông vẫn chưa tự tin để khẳng định mục tiêu lạm phát đang được đáp ứng một cách “ổn định và bền vững”.

Một khi BoJ bắt đầu tăng lãi suất, đường cong lợi suất (phản ánh sự khác biệt giữa lợi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn) sẽ dốc lên, và miễn là sự thay đổi diễn ra từ từ sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nếu lãi suất qua đêm tăng mạnh có thể gây ra tình trạng hỗn loạn.

Khi đưa ra lãi suất âm, BoJ đã thiết lập một hệ thống ba cấp cho các tài khoản vãng lai, với mỗi cấp có lãi suất khác nhau: 0,1%, 0% hoặc -0,1%. Việc tăng lãi suất chính sách lên 0 sẽ dẫn đến hệ thống hai cấp, với lãi suất bằng 0 đối với một số người và lãi suất dương đối với những người khác, hoặc hệ thống một cấp không có lãi suất cho tất cả. Việc tăng lãi suất chính sách lên trên 0 sẽ tạo gánh nặng về dòng tiền cho BoJ.

Khía cạnh khó khăn nhất của việc bình thường hóa chính sách tiền tệ là thắt chặt định lượng. Nếu việc này được thực hiện quá nhanh khiến BoJ không chuyển giao trái phiếu đáo hạn, có thể ảnh hưởng xấu đến việc quản lý nợ của Bộ Tài chính. Hơn nữa, ngân hàng trung ương cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội thay thế trái phiếu có lãi suất thấp bằng trái phiếu có lãi suất cao hơn.

Mặc dù, năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với chính sách tiền tệ của Nhật Bản, nhưng việc tăng lãi suất là gánh nặng hết sức khó khăn đối với nền kinh tế nước này. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách lãi suất của BoJ đều có thể gây ra những cú sốc dữ dội trên thị trường. BoJ sẽ phải đối mặt với bài toán khó khi làm thế nào để sửa đổi chính sách tiền tệ nhưng cũng tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế đang mong manh của Nhật Bản. Đây sẽ là một thử thách vô cùng khắc nghiệt đối với BoJ.

Ý kiến bạn đọc

Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.