Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra

Nhanh chóng ban hành quy chế hoạt động

Tại phiên chất vấn ngày 5.11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, tới đây sẽ ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra để đề cao trách nhiệm và nâng cao đạo đức công vụ. Đại diện doanh nghiệp mong muốn quy chế này sớm được ban hành.

Chuyên gia kinh tế TRẦN HỮU HIỆP:
Đi đến cùng vấn đề

Nhìn tổng thể, phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ngày 5.11 diễn ra sôi nổi, thẳng thắn. Người chất vấn đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, gây bức xúc trong xã hội như xăng dầu, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp, tiêu cực trong chính công tác thanh tra… Phía người trả lời chất vấn nhìn chung đã nắm được vấn đề; thể hiện thái độ không né trách nhiệm với những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực mình phụ trách; có tinh thần cầu thị tiếp thu; đưa ra được giải pháp cho những vấn đề nóng.

Nhanh chóng ban hành quy chế hoạt động -0

Nhiều giải pháp Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra mới mang tính định hướng. Điều này rất cần thiết, song cùng với đó cần rõ giải pháp cụ thể, rõ ràng hơn để có cơ sở thực hiện, đánh giá, giám sát. Chẳng hạn, để tăng tỷ lệ tài sản thu hồi sau thanh tra, tránh thất thoát thì liệu có thể áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời, thay vì phải đợi đến khi ra tòa không, vì khi đó tài sản còn đâu? Hay Tổng Thanh tra thừa nhận bộ máy vừa thiếu vừa yếu, khi bộ máy chỉ có 408 cán bộ, công chức nhưng số lượng trực tiếp làm công tác thanh tra chỉ hơn 200 người, vậy cách nào để thay đổi cũng chưa rõ. ..

Một điểm đặc biệt là ngoài Thanh tra Chính phủ, các tỉnh, thành thì ngành nào cũng có lực lượng thanh tra, thậm chí ở từng cơ quan, đơn vị cũng có lực lượng thanh tra nhân dân. Nếu có giải pháp để tận dụng hết các lực lượng này, chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng lực lượng vừa thiếu vừa yếu như hiện nay.

Tôi mong rằng, sau phiên chất vấn này, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục đi đến cùng vấn đề. Về phía Thanh tra Chính phủ sẽ cụ thể hóa các giải pháp, bảo đảm kỳ họp tới, những vấn đề bức xúc, hạn chế, yếu kém dần được khắc phục. Về phía Quốc hội sẽ tiếp tục vai trò giám sát chặt chẽ, bảo đảm các giải pháp đề ra được triển khai trên thực tế!

TS. LÊ BÁ CHÍ NHÂN, chuyên gia kinh tế:
Tăng giám sát hoạt động thanh tra

Tôi cơ bản đồng tình với các giải pháp mà Tổng Thanh tra Chính phủ nêu ra tại phiên chất vấn hôm qua, trong đó có vấn đề về xây dựng, củng cố đội ngũ thực thi nhiệm vụ.

TS Nhân

Như Tổng Thanh tra khẳng định, cán bộ trong ngành cơ bản thực hiện đạo đức công vụ nhưng vẫn còn bất cập. Theo đó, vẫn còn tình trạng cán bộ thanh tra gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp để vụ lợi cá nhân, thậm chí còn dễ dãi, giao lưu ăn uống với chính đối tượng thanh tra. Việc sớm ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra là rất cần thiết và phải công khai quy chế đó, để cả phía đoàn thanh tra lẫn đối tượng bị thanh tra hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra cần tiến hành thường xuyên, liên tục để đáp ứng được yêu cầu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám sát với hoạt động thanh tra, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân; khi cán bộ thanh tra làm chưa đúng, phải rõ chế tài xử lý.

TS. TÔ HOÀI NAM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME):
Chú trọng lấy ý kiến doanh nghiệp

Theo dõi phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, điều dễ nhận thấy là kể cả người hỏi và người trả lời đều cố gắng phân tích một cách chính xác nhất bối cảnh, tình hình thực tế để từ đó tìm ra phương cách, giải pháp tốt nhất.

Nhanh chóng ban hành quy chế hoạt động -0

Tổng Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các giải pháp về mặt định hướng đã trúng vấn đề, điển hình như việc lập quy chế hoạt động của đoàn thanh tra để ngăn chặn sai phạm trong đạo đức công vụ. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra là phải tuân thủ tuyệt đối tính khách quan, chính xác, công khai, đúng nội dung, đối tượng và bảo đảm nguyên tắc dân chủ. Việc có một quy chế cụ thể được công khai sẽ giúp cho các chủ thể liên quan hiểu được rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình, hạn chế tính áp đặt từ phía đoàn thanh tra vốn là một thực tế phổ biến ở Việt Nam. Qua đó, các đối tượng bị thanh tra với tư cách là chủ thể yếu thế hơn sẽ có thêm một công cụ pháp lý để tự bảo vệ mình.

Một giải pháp nữa được Tổng Thanh tra nêu ra là tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện kết luận của thanh tra. Đây là giải pháp rất quan trọng, ngăn chặn trường hợp cán bộ thanh tra và đối tượng bị thanh tra bỏ qua cho nhau, thỏa thuận với nhau, thậm chí là bao che các hoạt động vi phạm pháp luật. Nếu thực hiện tốt điều này sẽ tác động tích cực lên môi trường kinh doanh của Việt Nam, vì sẽ bảo vệ được các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Tôi mong rằng, các giải pháp Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra sẽ sớm được triển khai có hiệu quả. Trong các giải pháp đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong thanh tra đóng vai trò tiên quyết. Muốn vậy, cần coi trọng và đề cao việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, đặc biệt là các tổ chức đại diện doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm các chính sách đó có hiệu lực, hiệu quả.

Ông NGUYỄN VĂN THANH, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam:
Sớm công bố kết quả thanh tra xăng dầu

Theo dõi phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ ngày hôm qua, tôi tin không chỉ tôi mà rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải sẽ mừng với việc Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra lĩnh vực xăng dầu. Đây là vấn đề đang rất “nóng”, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp.

Ông Thanh

Xăng dầu là lĩnh vực quản lý trực tiếp của Bộ Công thương. Mặc dù Bộ đã lý giải nguyên nhân khan hiếm xăng dầu cục bộ và khẳng định bảo đảm được nguồn cung trong nước, song tình trạng khan hiếm này cần phải được thanh tra làm rõ. Kết quả thanh tra cần sớm được công bố, làm rõ lý do thực sự là gì, đó là cơ chế, chính sách hay do thực thi. Trên cơ sở đó, phải đề ra giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu. Nếu không sớm giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng từ vụ việc xăng dầu, tôi cho rằng, tới đây ngành thanh tra cần đổi mới công tác hoạt động. Thanh tra là hoạt động rất cần thiết trong quản lý nhà nước, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra lành mạnh, song có lẽ tới đây nên tập trung thanh tra một số lĩnh vực nổi cộm, được người dân quan tâm thay vì dàn đều các lĩnh vực.

Quản lý nhà nước, bao gồm hoạt động thanh tra nên theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, chỉ cho họ cách làm tốt hơn. Và bởi thế, bên cạnh việc phát hiện sai phạm, xử lý thì cũng cần biểu dương doanh nghiệp làm tốt.

Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.