Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ứng cử ĐBQH Khóa I

Cuộc bầu cử Quốc hội Khóa I diễn ra trong điều kiện chính quyền Cách mạng non trẻ phải ứng phó với nhiều việc cấp bách, công việc chuẩn bị gấp gáp nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc đã đề ra: người ra ứng cử phải thực hiện đúng các thủ tục theo yêu cầu, nghĩa là có đăng ký với chính quyền, có trách nhiệm làm rõ nhân thân của mình với cử tri, và có quyền được tranh cử (trả lời phỏng vấn, vận động cử tri…

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự kiến diễn ra ngày 23.12.1945, đã được hoãn lại đến 6.1.1946, để có thêm thời gian chuẩn bị. Một số tài liệu hiện còn được lưu giữ tại gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đại biểu Quốc hội Khóa I, giúp chúng ta có những thông tin quý báu về sự kiện này.

Không rõ ý định ra ứng cử đại biểu Quốc hội đến với ông từ khi nào, và có sự gợi ý của ai không, chỉ biết rằng, ngày 3.12.1945, 20 ngày trước bầu cử theo dự định, ông viết đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đăng ký ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở tỉnh nhà. Toàn bộ bức thư không dài, xin được dẫn nguyên văn:

“Thưa Ông Chủ tịch,

“Tôi tên là NGUYỄN-HUY-TƯỞNG, 32 tuổi, viết báo, quê làng Dục-tú(*), phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh, yêu cầu ông vui lòng ghi tên tôi vào danh sách những người ra ứng cử vào Quốc dân đại hội, kỳ Tổng tuyển cử 23 tháng Chạp 1945”.

9 ngày sau, Nguyễn Huy Tưởng viết Bức thư cùng nhân dân Bắc-ninh, nêu rõ lý do ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đồng thời “phác qua chương trình chính trị” mà mình sẽ tiến hành “cùng với các nghị viên sáng suốt và thực lòng yêu nước” một khi trúng cử. Theo đó, ông nhất quyết sẽ tham gia “ấn định một bản hiến pháp lấy quyền lợi dân làm trọng” và “giúp Chính phủ mọi phương sách đuổi giặc Pháp để giữ vững nền độc lập và quyền lợi nhân dân”. Với tỉnh Bắc Ninh quê hương, ông hứa sẽ “không bỏ qua quyền lợi của riêng anh chị em tỉnh Bắc nhà”, trong đó chú trọng ba vấn đề: tìm cách giúp đỡ các vùng vừa bị lụt lội; khuyến khích các nghề tiểu công nghệ (Bắc Ninh có nghề dệt vải nổi tiếng); bảo vệ quyền lợi của thương gia, địa chủ, điền chủ, đồng thời nâng cao đời sống của dân quê...

Cùng với bức thư, Nguyễn Huy Tưởng tự giới thiệu về mình trong một tờ in khác -

“TIỂU SỬ ÔNG NGUYỄN HUY TƯỞNG”: “Năm 1943 ông vào hàng ngũ hội Văn hóa Cứu quốc tranh đấu cho nền độc lập của Việt-nam và cho sự đắc thắng của văn hóa mới. Sau ngày khởi nghĩa, ông được bầu vào Ủy ban chấp hành hội Văn hóa Cứu quốc. Hiện ông giữ chức Bí thư ban Trung ương hội ấy, và là một biên tập viên của báo Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới”...

Bức thư và bản Tiểu sử được in trên hai loại giấy khác nhau: bức thư in giấy đỏ, tiểu sử giấy xanh, đều cùng khổ 16x24cm.

Từ 18.12.1945, báo Quốc hội, tờ “nhật báo chỉ ra trong kỳ Tổng tuyển cử” được xuất bản. Trên số 10 báo này, trong chuyên mục “Chúng tôi phỏng vấn...” đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Huy Tưởng (chuyên mục này cũng đăng phỏng vấn bác sỹ Trần Duy Hưng, ứng cử ở Hà Nội; trong khi một chuyên mục khác, “Quốc hội giới thiệu” đăng về ông Bùi Bằng Đoàn, ứng cử ở Hà Đông). Trả lời câu hỏi: “Ông có một chương trình kiến thiết quốc gia không?”, Nguyễn Huy Tưởng trình bày mấy vấn đề, trong đó kết thúc bằng ý kiến: “Về kinh tế, vì ra ứng cử làm đại biểu Bắc-ninh, tôi chú trọng về nông nghiệp hơn cả. Không thể thực hiện được sự phân chia thổ địa, nhưng cần phải điều hòa dân cày và địa chủ, làm lợi cho cả hai bên và nâng cao mực sống của cả hai bên”.

Trong quá trình vận động bầu cử, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận được sự hỗ trợ của đoàn thể (Mặt trận Việt Minh, mà ông từng tham gia từ hồi bí mật). Ít nhất đã có một tờ áp phích cổ động cho ông. Tờ áp phích kêu gọi đồng bào Bắc Ninh bầu cho Nguyễn Huy Tưởng, “người chiến sĩ cách mạng chân chính của nền Độc lập Việt-nam và của dân chúng”. Rộng hơn nửa mét, cao gần 0,7m, tờ áp phích xem ra là quá to đối với thời bấy giờ. Chị Ngô Thị Thanh Lịch, con gái nhà văn Ngô Tất Tố là người làng Lộc Hà, gần làng Dục Tú của Nguyễn Huy Tưởng. Chị Lịch bấy giờ còn bé, nhưng vẫn nhớ, khi tờ áp phích được đưa về làng thì không có chỗ tường nào đủ rộng để dán lên. Sau bà con đem ra đình làng, lấy lạt cột cao trên cột đình để cho mọi người qua lại trông thấy, ai biết chữ thì đọc cho người khác biết...

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ngày 6.1.1946 (chậm 14 ngày so với dự định ban đầu, và 1 tháng 3 ngày kể từ hôm Nguyễn Huy Tưởng viết đơn tham gia ứng cử). Ngày 19.1.1946 thì có kết quả và đến ngày 31 cùng tháng, ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bạch Di gửi công văn cho Nguyễn Huy Tưởng, thông báo: “Xin bá cáo để Ngài được biết theo kết quả tạm thời cuộc bầu cử Quốc Dân Đại Hội do Ban Kiểm soát tuyên bố vào ngày 19.1.1946 thì Ngài đã trúng cử”.

Ngày 10.2.1946, tám đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, trong đó có Nguyễn Huy Tưởng đã có cuộc họp “kỳ thứ nhất tại tỉnh bộ Bắc-ninh để thảo luận về chương trình Quốc hội”...

Bài viết có hơi nhiều số liệu ngày tháng, nhưng cũng là để bạn đọc thấy được sự khẩn khương, gấp gáp của cuộc bầu cử khi ấy!

 _____________________________

(*) Làng Dục Tú nay thuộc Đông Anh, Hà Nội

Văn hóa

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: VNA
Xã hội

Gìn giữ, phát huy môn thể thao truyền thống, khôi phục môn thuyền rồng

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024). Hoạt động nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa UBND TP. Hà Nội với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.