Khai thác giá trị tín ngưỡng, tôn giáo phát triển du lịch

Nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn

Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo là thế mạnh, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Ngược lại, thông qua hoạt động du lịch, giá trị tín ngưỡng, tôn giáo được lan tỏa, thêm gắn kết đạo với đời, bổ sung những giá trị xây dựng xã hội hài hòa, tốt đẹp.

Hàm chứa nhiều giá trị

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bên cạnh sự tồn tại của tín ngưỡng bản địa, các di tích lịch sử, văn hóa gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, để lại nhiều di sản vật thể và phi vật thể giá trị. Người Việt Nam bao đời sùng kính, đặt niềm tin vào sự phù trợ của các đấng tối cao. Với quan niệm “sống là nhân, thác là thần”, nhân dân đã thờ kính tổ tiên, các anh hùng dân tộc, các vị tổ sư, vị thần tự nhiên..., đồng thời dựng nhiều cơ sở, công trình làm nơi thờ tự và thực hành nghi lễ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng.

Vẻ đẹp của Chùa Thiên Mụ (Huế) dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet
Vẻ đẹp của Chùa Thiên Mụ (Huế) dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet. Nguồn: ITN

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có khoảng 40.000 khu di tích, thắng cảnh, chủ yếu là đền, chùa, miếu mạo, tòa thánh, đài, lăng tẩm, phủ, khu tưởng niệm, nhà thờ…, trong đó hơn 3.000 địa danh được xếp hạng di tích quốc gia. Các không gian này thường tọa lạc ở những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và bản thân nó cũng tô điểm cho không gian nhờ kiến trúc, di vật… đặc sắc, hàm chứa giá trị triết lý sâu sắc.

Gắn liền với không gian là các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ, như thờ cúng, tri ân, chiêm bái, tụng kinh, thiền, yoga, lễ hội... Ở đây, không chỉ gắn với tính linh thiêng tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là sự kết hợp, phát huy triết học phương Đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, hài hòa với những giá trị nhân văn khác trong truyền thống dân tộc.

Đặc biệt, nước ta có tới gần 9.000 lễ hội, trong đó khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, có những lễ hội mang tầm quốc gia. Nếu lễ hội tại các cơ sở tôn giáo là hoạt động của tín đồ nhằm biểu thị sự tôn kính với đấng giáo chủ và các chư vị liên quan của tôn giáo đó, thì lễ hội tại các cơ sở tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân, được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Dọc theo chiều dài đất nước, từ miền núi đến miền xuôi, miền biển, hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng, kho tàng văn hóa gắn với đức tin. Hướng về đây, người ta không chỉ đơn thuần tham quan, tìm hiểu, mà còn được sống trong bầu không khí đậm chất tâm linh.

Cách tiếp cận hữu hiệu

Trên khắp đất nước, có thể kể đến hàng loạt điểm du lịch nổi tiếng gắn với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đền Hùng (Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính và nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế), nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh), núi Bà Đen và Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh)...  Theo các chuyên gia, hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gắn với giá trị văn hóa dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách. Nắm bắt được thế mạnh và nhu cầu này, nhiều địa phương, công ty du lịch lữ hành đã đầu tư vào hoạt động du lịch khai thác các điểm tâm linh, coi đây không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy, mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

Đơn cử, núi Bà Đen ở Tây Ninh nổi tiếng là ngọn núi linh thiêng, gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu - biểu tượng tâm linh của người dân Nam bộ. Nhiều lễ hội tâm linh quy mô được tổ chức tại đây như Lễ hội Xuân Núi Bà Đen, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, Lễ vía Quan thế âm Bồ Tát… Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1099/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đến năm 2035. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh, Tây Ninh đã mời gọi được một số nhà đầu tư chiến lược, nâng tầm Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen và thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Đây hiện là sản phẩm du lịch trọng tâm của tỉnh, thu hút hơn 90% du khách đến Tây Ninh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. 

Nhận rõ tiềm năng với hệ thống di tích đền, chùa lên đến hàng trăm năm tuổi, có điểm di tích là nơi phát tích của Thánh Mẫu Thượng Ngàn, năm 2019, Tuyên Quang đã phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tâm linh giai đoạn 2019 - 2025. Mục tiêu chung là đưa du lịch tâm linh Tuyên Quang từng bước trở thành trung tâm của du lịch tâm linh vùng trung du và miền núi phía Bắc; gắn kết phát triển du lịch tâm linh với các sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: du lịch lịch sử, văn hóa, lễ hội, sinh thái, cộng đồng. 

Theo các nhà nghiên cứu, du lịch văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng đặt mục tiêu là thực hành hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đầu tiên và quan trọng nhất, tiếp đến là tham quan, vãn cảnh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống của cư dân địa phương, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh… Điều này có tác động cộng hưởng, thúc đẩy việc gìn giữ, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế, nhiều địa phương nhờ có du lịch mà khôi phục được các lễ hội cổ truyền, thêm nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nâng cao đời sống nhân dân.

Nhưng lợi ích không chỉ về kinh tế mà hơn hết là giá trị tinh thần. Thông qua du lịch là cách tiếp cận hữu hiệu giúp nâng cao hiểu biết của cộng đồng về giá trị của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo cũng như của chính các tín ngưỡng, tôn giáo ấy. Thông qua hoạt động du lịch, cộng đồng được trực tiếp tiếp xúc, cảm nhận và trải nghiệm, vượt qua các thành kiến văn hóa và tôn giáo, từ đó nuôi dưỡng và phát triển các giá trị tâm linh tín ngưỡng từ trong tiềm thức.

Qua những yếu tố đó để thấy rằng, di sản văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo thực sự là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn lớn, góp phần thúc đẩy, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, tâm linh của khách du lịch.

Văn hóa - Thể thao

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...