Người Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu may ngày đầu năm mới
Báo Đại biểu Nhân dân
Đi lễ đầu năm là nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng mỗi dịp năm mới. Người dân đến chùa, đền,... ngày đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, đất nước được an bình và phát triển.
Chiều mùng 1 Tết, phố phường Hà Nội tấp nập dòng người du xuân. Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết Nguyên đán đi lễ chùa, đền, phủ sẽ gặp nhiều may mắn và gia đình sẽ có một năm mới bình an, thịnh vượng. Do đó, hôm nay, những địa điểm tâm linh nổi tiếng của Hà Nội đông kín người. Tuy đông đúc nhưng dòng người du xuân rất trật tự và thành kính khi bước vào chốn linh thiêng.
Đền Ngọc Sơn ngày mùng một Tết đón một lượng khách tới du xuân đầu năm rất đông
Mọi người thành kính cầu nguyện một năm mới bình an
Đền Ngọc Sơn luôn được nhắc đến như một nơi linh thiêng, đã tồn tại cùng với những thăng trầm của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội
Khách đến lễ không quên mua muối cầu may. Mua muối đầu năm là mong sự mặn mà, no ấm cho gia đình trong cả năm dài tiếp tới.
Phong tục xin chữ đầu năm cũng là một trong nét đẹp văn hoá của người Việt được gìn giữ và truyền qua nhiều thế hệ
Người dân thích thú chụp ảnh trước thềm Đền Ngọc Sơn, hướng nhìn ra Tháp Rùa
Đài nghiên - Tháp Bút, biểu tưởng cho nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam
Các bậc cha, mẹ thường dẫn con tới trước Tháp Bút, cầu mong một năm mới học hành giỏi giang
Dòng người du xuân tiến vào Đền Ngọc Sơn
Theo ghi nhận của phóng viên báo ĐBND, các tuyến đường xung quanh hồ gươm rất đông xe cộ, trên vỉa hè cũng đông nghịt du khách
Rất nhiều du khách nước ngoài đã chọn tới Việt Nam để trải nghiệm dịp Tết cổ truyền của người Việt
Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…
Ngày 2.4, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch, LEGO Việt Nam, JYSK Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức Lễ trao giải và triển lãm tranh cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em 2024 - Denmark in my eyes 2024”.
Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.
Tối 5.4, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), 72A Nguyễn Trãi, Hà Nội, sẽ diễn ra sự kiện đối thoại "Âm sắc" giữa nhạc sĩ Quốc Trung và họa sĩ Trịnh Tuân.
Trưng bày tranh "Dọc miền di sản" sẽ đưa khán giả khám phá vẻ đẹp văn hóa, thiên nhiên và con người Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật của họa sĩ Lê Rin.
Từ ngày 1.4 - 4.5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế TP. Hồ Chí Minh (HIFF) đã gửi thông báo các đối tác, nhà làm phim trong nước và quốc tế, theo đó, sẽ không tổ chức HIFF 2025.
Ngày 31.3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.
Cuốn hồi ký bán chạy của Phó tổng thống Mỹ J.D.Vance vừa được Omega+ và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành tại Việt Nam với tên "Khúc bi ca của gã dân quê".
Ẩm thực không đơn thuần là chuyện “ăn ngon”, mà là một phần hồn vía Thăng Long - nơi mỗi món ăn là một câu chuyện, một lát cắt văn hóa, một “dấu vân tay” riêng của từng gia đình, từng phố nghề...
Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...
Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm đã để lại nhiều đóng góp cho Phật giáo, góp phần phát triển chuẩn mực đạo đức, văn hóa đất nước. Nhân kỷ niệm 695 năm ngày sinh của Thiền sư, tối 29.3 đã diễn ra các hoạt động tưởng nhớ công đức của ông.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2025), Không gian nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp và Gallery39 đồng tổ chức sự kiện nghệ thuật ý nghĩa mang tên: Gốm Thiệp.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 - năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.
“Những câu chuyện cổ phố Broca” là tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của nước Pháp, nay được dịch giả Nguyên Kan dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Hà Nội và Crabit Kidbooks liên kết ấn hành.
Các nội dung về di sản văn hóa ngày càng tạo sức hút trên các nền tảng số. Tuy nhiên, cần cân bằng giữa tính sáng tạo để hấp dẫn người xem và giữ giá trị cốt lõi của di sản.
Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.