Ngăn ngừa nguy cơ "vàng hóa" nền kinh tế

Ngày 8.7, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức tọa đàm “Ngăn ngừa nguy cơ vàng hóa nền kinh tế”.

Ngăn chặn tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế -0
Quang cảnh tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Xuân Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng “vàng hóa” là khi người dân dùng vàng để thực hiện các trao đổi, giao dịch lớn trong nền kinh tế. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế. Trong đó, có hai hệ luỵ lớn là "chảy máu" ngoại tệ, nhập lậu vàng qua biên giới. Tiếp đó là quá trình điều hành tỷ giá vô cùng khó khăn. Nhập khẩu vàng cũng sẽ phải sử dụng ngoại tệ, dẫn đến dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước giảm đi, gây khó khăn cho điều hành tỷ giá của nền kinh tế, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô, ông Phạm Xuân Hòe nhấn mạnh.

Ngăn chặn tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế -0
Ông Phạm Xuân Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Đồng tình với quan điểm này PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, “vàng hóa” gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là việc ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ ở các quốc gia trên thế giới đều muốn loại bỏ vàng ra khỏi lưu thông. Nếu người dân giữ vàng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ giá đồng nội tệ. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã diễn ra thực trạng này. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã từng bước thực hiện chiến lược loại bỏ vàng ra khỏi lưu thông, nhằm tránh việc vàng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Khi người dân xem vàng như một loại tiền tệ thì sẽ rất khó cho các ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đánh giá về tình hình giá vàng ở nước ta bất ổn thời gian qua, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng, ở Việt Nam không có các sàn vàng tập trung, minh bạch mà chủ yếu là các tiệm vàng hoạt động giao dịch. Mức giá mua và bán do các tiệm vàng ấn định, do đó, xuất hiện các nhà tạo ra thị trường (nhà đầu cơ), khiến người mua bán vàng là người chấp nhận giá, chứ không thể đưa ra giá mua, bán vàng.

Bản chất thị trường vàng ở Việt Nam là các tiệm vàng nhỏ lẻ mua vàng từ các nơi bán sỉ vàng với mức giá ấn định để các tiệm vàng mua, bán với mức giá ấn định đó. Vì vậy, những người bán sỉ vàng sẽ có khả năng kiểm soát giá vàng, do họ nắm bắt phần lớn thị trường. 

Trước thực trạng giá vàng trong nước bất ổn, các chuyên gia đánh giá, để ổn định giá thị trường vàng, thời gian qua Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn, linh hoạt nhằm điều chỉnh, bình ổn giá vàng.

Theo ông Phạm Xuân Hòe, mặc dù chúng ta đã có những giải pháp nhằm bình ổn giá vàng, tuy nhiên các giải pháp vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước sử dụng biện pháp can thiệp bằng hình thức đấu thầu, nhưng giải pháp này cũng chưa thành công. Để điều tiết giá vàng, Ngân hàng Nhà nước bán vàng qua các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Hiện nay, người dân đăng ký mua vàng online. Các giải pháp này đã ổn định, giảm độ chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn thấy mặt tiêu cực là sẽ xuất hiện những người đi xếp hàng mua vàng thuê. Thứ hai, các cửa hàng vàng không có vàng để bán. Do đó cần phải tính đến tình huống sau khi kết thúc đợt bán vàng can thiệp của các Ngân hàng Nhà nước thì giá vàng lại leo thang…

Các chuyên gia cũng cho rằng, để hạn chế những khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm yêu cầu của Công điện số 1426/CĐ-TTg, dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao... Đặc biệt cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện và triệt phá các nhóm lũng đoạn thị trường vàng. Mặt khác, cũng cần rà soát khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, kinh doanh vàng, kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng…

Kinh tế

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện vì sự phát triển bền vững của Vietcombank
Doanh nghiệp

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện

Trong bối cảnh Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp nhiều thách thức từ biến động tài chính quốc tế; tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, năm 2024, Đoàn Thanh niên Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng hệ thống Vietcombank thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Vietcombank lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025
Kinh tế

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025

Trong báo cáo mới công bố, Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện kinh doanh cải thiện sẽ tạo môi trường tín nhiệm ổn định trong năm 2025, sau khi đã cải thiện đáng kể trong năm 2024.

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.