Tập đoàn Đại Đoàn Gia phản hồi một số nội dung liên quan kết luận thanh tra thuế

Liên quan đến kết luận thanh tra thuế, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được văn bản phản hồi của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Đoàn Gia. 

Vừa qua, Cục thuế thành phố Hà Nội đã ban hành kết luận thanh tra thuế tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Đoàn Gia.

Theo đó, cơ quan quản lý về thuế xác định, Công ty đã chấp hành đầy đủ các qui định về việc kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên còn tồn tại các nội dung như kê khai sai thuế GTGT, không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh thu chịu thuế, hạch toán chi phí lãi vay vượt quy định…Với các tồn tại nêu trên, Tổng số tiền truy thu, tiền phạt, tiền chậm mà Tập đoàn Đại Đoàn Gia phải nộp là 2,4 tỷ đồng.

1adc926e4d9df1c3a88c.jpg
Trụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Đoàn Gia

Liên quan đến kết luận thanh tra thuế nêu trên, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được văn bản phản hồi của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Đoàn Gia.

screen-shot-2025-01-14-at-143954.png
Báo Đại biểu Nhân dân nhận được văn bản phản hồi từ phía Công ty CP Tập đoàn Đại Đoàn Gia.

Theo đó, phía Tập đoàn Đại Đoàn Gia cho biết, ngày 17.6.2024, Công ty nhận được Quyết định thanh tra thuế của Cục thuế Hà Nội.

Ngày 12.12.2024, Công ty nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số 65581/QĐ-CTHN-TTK3-XPVPHC ngày 11.12.2024 của Cục thuế Hà Nội

Theo quyết định, công ty bị xử phạt về giao dịch liên kết. Tuy nhiên, phía Công ty cho rằng, trong kỳ kiểm tra, Công ty thành lập công ty con là Công ty Cổ phần DOGI FOOD và góp vốn điều lệ vào công ty con này với số tiền là: 7.920.000.000đ (Bảy tỷ chín trăm hai mươi triệu đồng, chiếm 99% cổ phần).

Mục đích là để tách ngành nghề thực phẩm ra thành 1 công ty nhằm thuận lợi cho việc hạch toán kế toán. Khi tách ra, Công ty mẹ có xuất bán nốt hàng tồn kho thực phẩm và 1 vài công cụ dụng cụ cho công ty con với tổng doanh thu là: 256.140.830 đ (Hai trăm năm mươi sáu triệu một trăm bốn mươi nghìn tám trăm ba mươi đồng) để đưa ngành nghề kinh doanh thực phẩm về công ty con.

Ngày 3.12.2024, Đoàn Thanh tra – Cục thuế Hà Nội kết luận: Công ty mẹ và công ty con là các bên liên kết, để xảy ra giao dịch giữa 2 bên thì là giao dịch liên kết và như thế là bị khống chế lãi vay theo khoản 3 điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, Đoàn thanh tra đã loại 8.818.416.627 đ (Tám tỷ tám trăm mười tám triệu bốn trăm mười sáu nghìn sáu trăm hai mươi bảy đồng) lãi vay, nhiều hơn cả số vốn góp vào công ty.

Việc bị loại chi phí lãi vay đã làm phát sinh tăng tiền thuế TNDN phải nộp là: 1.763.683.325 đồng (Một tỷ bảy trăm sáu mươi ba triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn ba trăm hai mươi lăm đồng); nghiễm nhiên khoản thuế này là chưa kê khai nên bị phạt về lỗi kê khai thiếu với số tiền thuế phải nộp 20% x 1.763.683.325 đồng = 352.736.665 đồng; đồng thời số tiền thuế này là chưa nộp và bị phạt chậm nộp với tổng số tiền là: 212.532.412 đồng.

Tổng số tiền thuế phát sinh và tiền phạt do “lỗi” giao dịch liên kết này là: 2.328.952.403 đồng (Hai tỷ ba trăm hai mươi tám triệu chín trăm năm mươi hai nghìn bốn trăm linh ba đồng). Số tiền này bằng hơn 29% số vốn điều lệ của công ty con và bằng gần 30% số vốn góp của công ty mẹ vào công ty con.

Phía Công ty Đại Đoàn Gia cho rằng, việc công ty thành lập công ty con là đúng quy định của pháp luật, phù hợp với việc hạch toán kế toán; việc bán hàng tồn kho thực phẩm để trả về đúng ngành nghề cho công ty con là đúng bản chất hoạt động, giao dịch. Hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc gian lận thuế.

Cũng theo phân tích của phía Công ty, Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhằm quản lý nghĩa vụ về thuế trong giao dịch liên kết, mà điều này chỉ có thể xảy ra 3 tình huống:

1.Tình huống thứ nhất: Giao dịch liên kết hoàn toàn nhằm mục đích để gian lận về thuế thì chi phí phát sinh sẽ không được tính:

Điều này được quy định trong khoản 1 điều 16, Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Cụ thể quy định là: “Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất của giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ”. Tức là chi phí này 100% không được trừ.

2. Tình huống thứ 2: Giao dịch liên kết mà không nhằm gian lận thuế: Thì phải được tính.

Điều này, có thể hiểu từ quy định của khoản 2, điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

“….người nộp thuế được trừ các khoản chi phí vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Dịch vụ cung cấp có giá trị thương mại,tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; dịch vụ từ các bên liên kết được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này…”

3. Tình huống thứ 3: Giao dịch liên kết khó xác định có gian lận thuế hay không? Tình huống này thì bị hạn chế chi phí

Ví dụ như hạn chế chi phí lãi vay theo quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Các khoản chi phí trong giao dịch liên kết ngoài chi phí lãi vay mà chưa được quy định cụ thể trong Nghị định này thì phải xác định dựa trên nguyên tắc áp dụng của Nghị định cũng như nguyên tắc quản lý thuế.

Nếu cho rằng Nghị định 132/2020/NĐ-CP có cách hiểu khác nhau thì chọn cách hiểu mang tính bản chất theo quy định tại: Khoản 25, điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định:

Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đó”.Nguyên tắc này cũng được quy ngay ở Điều 3 về Nguyên tắc áp dụng của Nghị định 132/2020/NĐ-CP trước khi quy định đến điều 16.

Phía Công ty đã có những giải trình, kiến nghị và viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan rất chi tiết để chứng minh chi phí lãi vay ngân hàng không phải là chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết; góp vốn điều lệ vào công ty con cũng không phải là giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP; Công ty chỉ có giao dịch mua bán hàng hóa được xác định là giao dịch liên kết và bản chất của giao dịch liên kết này là không gian lận thuế, phản ánh đúng với bản chất hoạt động mua bán, giá cả trên thị trường. Phía Công ty trích dẫn một vài quy định có liên quan:

1.

Tại khoản 2 điều 1, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

Vậy, Công ty Đại Đoàn Gia với Công ty CP DOGI FOOD có 2 loại giao dịch là:

- Giao dịch mua bán hàng hóa: Được xác định là Giao dịch liên kết về hàng hóa dịch vụ

  • - Giao dịch góp vốn điều lệ: Được xác định không phải là giao dịch liên kết.

Bởi vì hai bên không có thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực về vốn góp này, chỉ đơn thuần là Công ty Đại Đoàn Gia độc lập góp vốn vào Cty DOGI FOOD để thành lập công ty con này. Việc góp vốn này xác lập mối quan hệ liên kết giữa hai bên và trở thành 2 công ty liên kết.

2.

Theo khoản 11 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 quy định:

“11.Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty mà tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% số cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó”.

Vì vậy, phía Công ty CP Tập đoàn Đại Đoàn Gia khẳng định, không có tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu vốn hay cổ phần của công ty, nên ngân hàng và công ty không có quan hệ liên kết. Giao dịch vay ngân hàng của công ty không phải là giao dịch liên kết.

Liên quan sự việc, ngày 26.12.2024, Công ty có công văn số 08/2024/CV-ĐĐG gửi Tổng Cục Thuế và Cục Thuế Hà Nội đề nghị tạm đình chỉ thi hành quyết định và xin có hướng dẫn cụ thể.

Ngày 31.12.2024, Công ty nhận được Phiếu chuyển công văn 08/2024/CV-ĐĐG của Tổng Cục Thuế về Cục Thuế Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 10.1.2025, Công ty nhận được công văn số 1349/CTHN-TTKT3 trả lời công văn và phiếu chuyển của Tổng Cục Thuế với nội dung cơ bản là đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định của pháp luật mà Cục Thuế Hà Nội đã thông báo và vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời gian khiếu nại.

screen-shot-2025-01-14-at-144118.png
screen-shot-2025-01-14-at-144128.png

Mặt khác, Công ty CP Tập đoàn Đại Đoàn Gia cho biết, đã gửi công văn đến các cơ quan chức năng và nhận được thông báo số 3330/PC-VPCP ngày 19.12.2024 và số 3368/PC-VPCP ngày 24.12.2024 của Văn phòng chính phủ chuyển Bộ Tài chính giải quyết và báo cáo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không

Vietnam Airlines và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ký kết và trao hợp đồng hợp tác triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay (IFC) cho đội bay Airbus A350. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 7.2025, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm hành khách của Hãng hàng không Quốc gia.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế
Doanh nghiệp

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế

Sáng ngày 17.4, Công ty Cổ phần dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS) đã tổ chức Lễ động thổ Nhà máy chế biến suất ăn Hàng không VINACS Long Thành - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng hệ sinh thái dịch vụ suất ăn hàng không đạt chuẩn quốc tế, đồng hành cùng sân bay Long Thành - cảng hàng không hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Toàn cảnh nhà máy Xi măng Long Sơn tại Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Doanh nghiệp

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

VINACHEM và PVN ký thỏa thuận chiến lược toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

VINACHEM và PVN ký thỏa thuận chiến lược toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao

Mới đây tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện. Đại diện ký kết Thỏa thuận Hợp tác toàn diện giữa hai bên gồm ông Lê Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam và ông Phùng Quang Hiệp – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Việt Nam tăng tốc tiến vào Kỷ nguyên Xanh với những “đầu tàu” như Vingroup
Doanh nghiệp

Việt Nam tăng tốc tiến vào Kỷ nguyên Xanh với những “đầu tàu” như Vingroup

Hơn 50.000 người tham gia Ngày hội Xanh 2025, hàng loạt hoạt động ý nghĩa tiếp tục lan tỏa trong hệ sinh thái đa ngành nghề, lĩnh vực và truyền cảm hứng cho hàng triệu khách hàng trên toàn quốc. Theo các chuyên gia, Vingroup đã thể hiện sức mạnh hiệu triệu khi thu hút cộng đồng cùng thay đổi thói quen tiêu dùng, đưa Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.