CPI tháng đầu năm tăng 0,98%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1.2025, tăng 0,98% so với tháng trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2024.

Một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 1 tăng.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với tăng 9,47% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 12,57% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17.10.2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Cụ thể, giá nhóm thuốc vitamin và khoáng chất tăng 0,34%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,16%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,12%.

5909-cpi2024.png
Biến động chỉ số CPI. Nguồn: TCTK

Nhóm giao thông cũng góp phần vào đà tăng của CPI với mức tăng 0,95%, tác động 0,09 điểm phần trăm vào CPI chung.

Cụ thể, nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp cuối năm đã đẩy giá vé máy bay tăng vọt (11,08%) đồng thời kéo theo sự tăng giá của các loại hình vận tải hành khách khác như đường bộ, đường thủy và đường sắt. Thêm vào đó, các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước cũng khiến chỉ số giá xăng tăng 2,02% và dầu diesel tăng 4,99%.

Tháng 1 rơi đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm tăng cao dẫn đến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng 0,74%, tác động 0,25 điểm phần trăm vào CPI chung. Trên thị trường, giá lương thực tăng 0,3%, trong đó giá gạo nếp tăng mạnh nhất (1,79%). Thực phẩm tăng 0,97% với giá thịt lợn tăng 2,45% và quả tươi-chế biến cũng tăng 1,53%. Giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,33% bởi giá nguyên liệu chế biến và chi phí nhân công đều lên cao.

Nhóm đồ uống và thuốc lá cũng không nằm ngoài xu hướng leo thang, với mức tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và biếu tặng tăng cao trong dịp Tết.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,51%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 1,91%; nhóm đồ trang sức tăng 0,95%; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,56%; vật dụng thờ cúng tăng 0,42%; đồng hồ đeo tay tăng 0,3%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,11%.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bảntháng 1 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ Fbản tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Kinh tế

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện vì sự phát triển bền vững của Vietcombank
Doanh nghiệp

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện

Trong bối cảnh Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp nhiều thách thức từ biến động tài chính quốc tế; tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, năm 2024, Đoàn Thanh niên Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng hệ thống Vietcombank thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Vietcombank lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025
Kinh tế

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025

Trong báo cáo mới công bố, Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện kinh doanh cải thiện sẽ tạo môi trường tín nhiệm ổn định trong năm 2025, sau khi đã cải thiện đáng kể trong năm 2024.

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.