Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

Không xảy ra thiếu hụt lao động sau Tết

Theo thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 5.2 (tức mùng 8 tháng Giêng), có hơn 90% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã hoạt động trở lại, với tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt 93%. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kéo dài kỳ nghỉ đến mùng 9 hoặc 10 để tạo điều kiện cho người lao động xa quê có thêm thời gian bên gia đình.

Tỷ lệ lao động quay lại làm việc sau Tết tại nhiều địa phương đạt trên 90%.

Tỷ lệ lao động quay lại làm việc sau Tết tại nhiều địa phương đạt trên 90%.

Tại Đồng Nai, “thủ phủ” công nghiệp phía Nam, đa số doanh nghiệp hoạt động trở lại ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới (ngày 3.2, tức mùng 6 tháng Giêng) và đến ngày 5.2, hầu hết doanh nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh với số lượng công nhân đi làm tương đối đông đủ.

Ví dụ, gần 95% trong tổng số hơn 18.000 lao động của Công ty TNHH Pousung Việt Nam (huyện Trảng Bom) đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Số còn lại đang nghỉ thai sản hoặc đã xin nghỉ phép trước đó, và sẽ sớm quay lại làm việc trong những ngày tới. Tại các xưởng sản xuất, công nhân tuân thủ giờ giấc làm việc ổn định và nhanh chóng bắt tay vào việc, đẩy mạnh tiến độ sản xuất ngay từ những ngày đầu năm. Tương tự, tại Công ty TNHH Pou Phong Việt Nam, ngày 4.2, gần 95% công nhân đã có mặt tại các ca làm việc đúng giờ sau kỳ nghỉ Tết. Các cán bộ Công đoàn đã xuống xưởng thăm hỏi, động viên công nhân, tạo không khí làm việc tích cực ngay từ đầu năm.

Ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động tại Đồng Nai cho thấy, tỷ lệ công nhân đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết đạt gần 95%. Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, việc đông đảo công nhân trở lại làm việc tại các doanh nghiệp là tín hiệu tích cực, giúp các công ty đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã ký kết trong quý I.2025. Tổ chức Công đoàn hiện đang theo dõi và cập nhật số liệu về tình hình lao động quay lại làm việc, đồng thời các Công đoàn cơ sở tích cực tuyên truyền, động viên công nhân, đảm bảo ổn định sản xuất ngay từ những ngày đầu năm.

Kết thúc kỳ nghỉ Tết, hầu hết công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh cũng đã quay lại làm việc. Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, đến hết ngày 4.2, tỷ lệ người lao động trở lại làm việc đạt hơn 90%; số vắng mặt là do quê xa, gia đình có việc hoặc trở ngại về phương tiện di chuyển. Một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động trở lại làm việc sau Tết đạt gần 100% như: Công ty TNHH Sungwoo Vina, Công ty TNHH Nichirin Việt Nam, Công ty TNHH Shin Sung Vina, Công ty TNHH Hana Micron Vina.

Trong đó, vào ngày khai xuân, hơn 98% công nhân của Công ty TNHH Sungwoo Vina, chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đã trở lại nhà máy. Còn tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, khoảng 500 trong tổng số 3.500 công nhân đã làm việc liên tục trong những ngày nghỉ do yêu cầu xuất xưởng các đơn hàng ngay sau Tết. Để khuyến khích người lao động, công ty không chỉ trả lương theo quy định (300% cho ca ngày và 390% cho ca đêm) mà còn thưởng thêm 100% tiền lương/ngày làm việc cho mỗi lao động trong những ngày này. Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết, công nhân đến đông đủ và bắt tay ngay vào việc. Nhờ không thiếu hụt lao động sau Tết, doanh nghiệp này yên tâm thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm mới.

Nhu cầu tuyển dụng dự báo tăng trong quý I

Theo dự báo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sau nghỉ Tết, một số lực lượng lao động có thể không quay lại do thay đổi công việc hoặc chuyển đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I.2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thường chủ động có chính sách “giữ chân” nhân viên, nâng cao chế độ đãi ngộ để giảm thiểu việc biến động lao động sau Tết. Ngoài ra, một lực lượng lớn lao động trong khối đơn vị sự nghiệp sau phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước sẽ tham gia vào thị trường lao động, tạo áp lực cho vấn đề kết nối việc làm cho các đối tượng này.

Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Sungwoo Vina, Bắc Ninh trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Sungwoo Vina, Bắc Ninh trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết

Thực tế, theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai, đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyển dụng lao động phục vụ sản xuất ngay sau khi khai trương hoạt động trở lại sau Tết. Cụ thể, các doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông như: Công ty TNHH Sơn Hà tuyển 200 lao động, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam tuyển 4.000 lao động, Công ty TNHH Công nghệ HKC (Việt Nam) tuyển 500 lao động, Công ty TNHH Fashion Garments, Công ty TNHH Elite Long Thành tuyển hàng trăm lao động may mặc… Tính chung năm 2025, dự báo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng trên 75.000 lao động, trong đó lao động chưa qua đào tạo trên 54.000 người, còn lại lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật.

Dự báo nhu cầu nhân lực tại TP. Hồ Chí Minh sau Tết sẽ dao động từ 50.400 đến 55.500 chỗ làm việc. Trong đó, theo phân loại doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng tại doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,75% tổng nhu cầu, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 88,04%, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11,21%. Phân bổ theo khu vực kinh tế thì nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ với 67,57%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 31,92%, và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,51%.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 88,21%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 31,21%, trung cấp chiếm 20,76%, cao đẳng chiếm 13,9%, đại học trở lên chiếm 22,34%, và lao động phổ thông chiếm 11,79%.

Kinh tế

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’
Doanh nghiệp

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’

Việc tăng mạnh cho vay khách hàng đã phần nào “pha loãng” bớt được tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của BVBank vào cuối quý 4.2024 vẫn đang có chiều hướng tăng và đạt 2.106 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,09%.