5 lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào Bắc Âu

Để đáp ứng tốt quy định của Liên minh Châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng (EUDR) vừa có hiệu lực, sáng 6.2, Bộ Công Thương phát đi thông báo lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho 5 vấn đề quan trọng.

itn.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Cụ thể, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, từ 30.12.2024, quy định của Liên minh Châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng (European Union Deforestation Regulation – EUDR) có hiệu lực. Điều này sẽ tác động lớn đến ngành cà phê xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.

Trong bối cảnh đó, Cơ quan Thương vụ cho rằng, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng 5 vấn đề nhằm tiếp cận và duy trì thị phần trong khu vực này.

Một là, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Cụ thể, doanh nghiệp cần bảo đảm cà phê xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của EUDR, bao gồm: sản phẩm không gây phá rừng; tuân thủ luật pháp tại quốc gia sản xuất; chia sẻ thông tin vị trí địa lý cụ thể của vùng trồng cà phê.

Để đáp ứng yêu cầu này, các doanh nghiệp cần hợp tác với các hiệp hội nông dân và nhóm sản xuất để thu thập thông tin vị trí địa lý và hồ sơ truy xuất nguồn gốc; đầu tư vào công nghệ theo dõi chuỗi cung ứng, bảo đảm tính minh bạch và chính xác của dữ liệu.

Hai là, hợp tác với các tổ chức và tận dụng nguồn hỗ trợ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực đã có kinh nghiệm tuân thủ EUDR.

Theo đó, doanh nghiệp nên tham gia các sáng kiến như Rainforest Alliance, Fairtrade, 4C hoặc Enveritas để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; kết nối với các tổ chức hỗ trợ tuân thủ như Global Traceability, Satelligence, hoặc Sourcetrace để tối ưu hóa quy trình; đồng thời, theo dõi các chương trình hỗ trợ của EU như Team Europe Initiative để tận dụng các công cụ và tài nguyên.

Ba là, tận dụng EUDR để tạo lợi thế cạnh tranh. Theo Cơ quan Thương vụ, sự chuẩn bị sớm và đầy đủ để tuân thủ EUDR không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn là yếu tố quan trọng để tạo dựng uy tín với khách hàng Bắc Âu.

Muốn vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu và chứng nhận chứng minh sự tuân thủ EUDR, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc và dữ liệu về bền vững; quảng bá những nỗ lực bảo vệ môi trường và tính bền vững của doanh nghiệp như một giá trị cộng thêm; tăng cường tiếp cận với khách hàng tại các hội chợ thương mại ở Bắc Âu như Stockholm Coffee Festival hoặc Copenhagen Coffee Fair.

Bốn là, dự toán chi phí tuân thủ EUDR. Bởi lẽ, quá trình bảo đảm tuân thủ EUDR sẽ đòi hỏi chi phí đáng kể, từ việc thu thập dữ liệu đến áp dụng công nghệ mới. Do vậy, doanh nghiệp cần lập ngân sách cho các chi phí như lập bản đồ vị trí địa lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc và kiểm định chất lượng.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ nông dân địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, giúp duy trì nguồn cung ổn định; tìm kiếm đối tác tài trợ hoặc nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để giảm gánh nặng chi phí.

Năm là, Bắc Âu là khu vực chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, do đó việc tuân thủ EUDR không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định trách nhiệm xã hội.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu xanh, bao gồm sử dụng nguyên liệu bền vững và quy trình thân thiện với môi trường. Đồng thời, thúc đẩy các câu chuyện thương hiệu gắn liền với bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu để thu hút người tiêu dùng Bắc Âu; cam kết lâu dài trong việc giảm thiểu tác động môi trường, biến tuân thủ EUDR thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Với sự chuẩn bị đầy đủ, hợp tác cùng các tổ chức uy tín và xây dựng chiến lược phù hợp, Cơ quan Thương vụ tin tưởng, doanh nghiệp có thể tận dụng EUDR để củng cố vị thế và phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch 5,48 tỷ USD, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 4.151 USD/tấn, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong năm 2024, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, trong đó Đức, Italia và Tây Ban Nha là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất với thị phần lần lượt là 11%, 8,1%, và 8%.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.