Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

“Gam màu tươi sáng hơn” trong năm 2025

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản giữ được sự ổn định, an toàn, phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng của nền kinh tế, doanh nghiệp.

Kết thúc năm 2024, chỉ số VN-Index đạt 1.266,78 điểm, tăng hơn 12% so với cuối năm 2023. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7.080 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm trước, tương đương 70% GDP năm 2023 với 720 mã cổ phiếu niêm yết và 886 cổ phiếu đăng ký giao dịch, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.849 tỷ đồng/phiên, tăng 18,6% so với bình quân năm trước. Các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng đã huy động gần 10.000 tỷ đồng vốn qua thị trường chứng khoán…

Cùng với sự phát triển của thị trường, 2024 cũng là năm ghi lại nhiều dấu ấn trong hoạt động quản lý, điều hành, giám sát thị trường chứng khoán, tiêu biểu là công tác hoàn thiện pháp lý khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) được Quốc hội thông qua. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC (Thông tư 68), tháo gỡ nút thắt quan trọng cho tiến trình nâng hạng…

Nguồn: ITN

Nguồn: ITN

Bước sang năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng với đất nước, cũng là mốc đánh dấu 25 năm tổ chức vận hành thị trường chứng khoán, Chủ tịch SSC Vũ Thị Chân Phương cho rằng: “Nhìn tổng thể, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có gam màu tươi sáng hơn, nhờ những kỳ vọng bứt phát từ các yếu tố mang tính nội lực của Việt Nam”.

Cụ thể, trong nước, với các giải pháp của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng Chính phủ đặt ra (trên 8% - PV). Bên cạnh đó, các giải pháp cải cách, đổi mới của Chính phủ sẽ giúp môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện, hỗ trợ tích cực cho đà phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, một số yếu tố nội tại mang tính kỳ vọng tâm lý của nhà đầu tư như dòng tiền ngoại tích cực hơn, triển vọng nâng hạng… cũng sẽ tạo thuận lợi cho thị trường chứng khoán duy trì sự ổn định, thanh khoản tốt, tăng trưởng song hành cả quy mô và chất lượng.

Nỗ lực cao nhất cho mục tiêu nâng hạng

Một trong những vấn đề được nhà đầu tư hết sức quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng là mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025, theo Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Chủ tịch SSC Vũ Thị Chân Phương nhìn nhận, việc nâng hạng không chỉ đem lại nhiều cơ hội cho thị trường và các chủ thể tham gia thị trường, mà còn góp phần nâng cao hình ảnh, môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tại cuộc làm việc với lãnh đạo SSC về nâng hạng thị trường hồi cuối năm ngoái, đại diện Morgan Stanley cho rằng, nếu được nâng hạng có thể giúp Việt Nam thu hút 800 triệu USD từ các nhà đầu tư thụ động sử dụng bộ chỉ số FTSE và 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động dùng bộ chỉ số khác. Song song, các quỹ chủ động sẽ tham gia tích cực hơn, dự kiến sẽ có khoảng 4 - 6 tỷ USD vào Việt Nam.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, SSC luôn tích cực triển khai cho mục tiêu nâng hạng thị trường. Bộ Tài chính, SSC vẫn đang tiếp tục làm việc với bộ, ngành liên quan để đưa ra giải pháp đáp ứng các tiêu chí nâng hạng. Các bộ, ngành cũng đang rất tích cực nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, như: sửa đổi quy định pháp lý liên quan đến thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút ngắn thời gian mở tài khoản; cập nhật và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nhà nước tối đa đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài.

SSC cũng chủ động làm việc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tư quốc tế lớn nhằm tuyên truyền về chủ trương, định hướng và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng hạng thị trường; tranh thủ sự ủng hộ của nhà đầu tư nước ngoài về mục tiêu nâng hạng.

Khẳng định việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, Chủ tịch SSC Vũ Thị Chân Phương thông tin, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình. “Phía cơ quan quản lý vẫn đang nỗ lực cao nhất để triển khai các công việc tiếp theo để tháo gỡ các nút thắt như triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP), phối hợp đề xuất nới room nước ngoài, triển khai công bố thông tin bằng tiếng Anh… nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng theo chuẩn của MSCI”, bà Vũ Thị Chân Phương thông tin.

Cùng với các giải pháp cho mục tiêu nâng hạng, trong năm nay, lãnh đạo SSC cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường chứng khoán, trong đó tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán (sửa đổi); tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sắp xếp, phân loại, mở rộng thị trường; cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường; cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư và cơ cấu lại tổ chức thị trường để mở rộng hơn nữa cơ hội cho doanh nghiệp huy động vốn…

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.