"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Xác định rõ trách nhiệm của địa phương

- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP giao mục tiêu tăng trưởng cho các địa phương để bảo đảm tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ông nghĩ như thế nào về chính sách “khoán tăng trưởng” này?

ldb1.jpg

Giám đốc Economica Việt Nam TS. Lê Duy Bình

- Tăng trưởng kinh tế suy cho cùng phải bắt nguồn từ các địa phương. Do đó, tôi đánh giá cao việc Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương. Điều này sẽ giúp xác định rõ trách nhiệm đóng góp của các địa phương, làm rõ hơn các mục tiêu mà từng địa phương phải cố gắng phấn đấu để thực hiện. Đây là cách làm mới, vừa tạo ra động lực cho địa phương phấn đấu, nhưng cũng tạo ra áp lực để các địa phương vượt lên chính mình để đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Với những gì nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện trong những năm vừa qua và trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi trong và ngoài nước, mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 là khả thi. Nhưng tính khả thi này không phải là mặc nhiên mà phụ thuộc một số điều kiện.

Đó là nỗ lực mạnh mẽ của các chủ thể của nền kinh tế, bao gồm Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong, ngoài nước, kể cả người dân với tư cách là người tiêu dùng, người lao động. Sức chống chọi của nền kinh tế, năng lực nội sinh phải tiếp tục được củng cố bên cạnh việc tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô ổn định, cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp nhằm tận dụng cơ hội đến từ sự phục hồi thị trường nước ngoài, và sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư cũng như các xu thế phát triển mới.

Bên cạnh đó, cần tính đến những rủi ro nền kinh tế có thể phải đối diện như khó khăn về thương mại toàn cầu. Nếu chúng ta nắm bắt, theo dõi kịp thời các diễn biến của thị trường toàn cầu, có biện pháp quản lý rủi ro từ sự gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu, cộng với nỗ lực của các chủ thể nền kinh tế, phát huy những điểm mạnh, phát huy lợi thế thì sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%.

- Có 17 tỉnh, thành phố được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên, cao nhất là Bắc Giang 13,6%, tiếp đến là Ninh Thuận 13%, Hải Phòng 12,5%. Hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh được giao tăng trưởng 8 - 8,5%. Theo ông, việc giao mục tiêu tăng trưởng cho các địa phương dựa trên những yếu tố nào?

- Mỗi địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng dựa trên lịch sử tăng trưởng những năm gần đây cũng như tiềm năng tăng trưởng ở nhiều góc độ. Đó là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và so sánh của các địa phương đó về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh; là chất lượng điều hành kinh tế và quản trị tại mỗi địa phương; là tính năng động, nỗ lực và cam kết hành động mạnh mẽ nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao của chính quyền địa phương và các điều kiện khác.

Những địa phương như Bắc Giang, Ninh Thuận, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố khác được giao mức cao hơn nhờ sự chuẩn bị tốt hơn về tâm thế, tiềm lực, các dự án đầu tư. Nhiều dự án đầu tư đã được các địa phương này chuẩn bị và xúc tiến triển khai. Cùng với đó là nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo sự đột phá, khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Tăng trưởng tốc độ cao đối với các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ khó khăn hơn do quy mô kinh tế của các thành phố này đã khá lớn so với các địa phương khác trong cả nước. GDRP của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm khoảng 1/3 GDP của cả nước. Khi quy mô lớn, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cần có bước tạo đà dài hơn. Nhưng chúng ta cũng đều kỳ vọng hai đầu tàu tăng trưởng quan trọng này sẽ sớm hoàn thành bước tạo đà để bước vào quỹ đạo tăng trưởng cao, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Nếu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đạt được tốc độ tăng trưởng 8% và cao hơn thì đây cũng là nền tảng quan trọng để đưa tăng trưởng cả nước đạt và vượt 8%.

Địa phương phải phát huy được động lực tăng trưởng của riêng mình

- Ông nói rằng, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể vừa là áp lực, vừa là động lực với các địa phương. Theo ông, các địa phương cần có những giải pháp gì để hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao?

- Cùng với động lực tăng trưởng chung của cả nước, các địa phương phải nhận biết được động lực tăng trưởng và từ đó có các biện pháp đẩy mạnh các động lực này.

avatar
Ảnh minh họa/INT

Ví dụ về đầu tư công, khi thực hiện công trình đầu tư công, cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm của quốc gia như đường sắt cao tốc, sân bay, cảng biển qua/trên địa bàn của mình, cũng như các dự án của địa phương thì phải rốt ráo ngay từ những tuần đầu, tháng đầu của năm để góp phần bảo đảm đầu tư công từ nguồn vốn trung ương hay ngân sách địa phương đều được thực hiện nhanh, hiệu quả.

Bên cạnh đó, điều các địa phương có thể làm ngay và sẽ mang lại hiệu quả sớm tới tăng trưởng GRDP của từng tỉnh là thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, chính quyền các địa phương phải tìm cách thu hút nhiều hơn các dự án của khu vực tư nhân vào tỉnh mình bằng các nỗ lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang triển khai, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư; tìm biện pháp gia tăng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, số doanh nghiệp hoạt động trở lại; tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng quản trị công, công tác điều hành kinh tế để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu dùng trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực và tập trung mạnh mẽ công tác chỉ đạo điều hành để hoàn thành các công trình trọng điểm, công trình lớn dù là thuộc nguồn vốn đầu tư công hay nguồn vốn đầu tư tư nhân nằm trên địa bàn tỉnh sẽ đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng GRDP của tỉnh, thành phố trong năm 2025 và tạo nền tảng cho tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo. Tinh thần quyết liệt để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh sẽ có tính lan toả, truyền cảm hứng tới cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, thành phố, từ đó sẽ nâng cao hình ảnh về môi trường đầu tư và thu hút nhiều hơn nữa đầu tư vào địa bàn tỉnh, thành phố.

Chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích ứng dụng, phổ biến và sáng tạo công nghệ. Thúc đẩy chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, nắm bắt các cơ hội từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra sự khác biệt về tăng trưởng GRDP tại các địa phương trong những năm tới.

- Về phía Chính phủ và các bộ, ngành cần hỗ trợ địa phương như thế nào, thưa ông?

- Chính phủ và các bộ, ngành cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn về quy định pháp luật, từ đó tạo môi trường, kiến tạo không gian phát triển tốt hơn cho các tỉnh, thành. Ngoài ra, đối với những dự án đầu tư, vấn đề tại địa phương nhưng lại thuộc thẩm quyền hay cần ý kiến của Trung ương, các bộ, ngành cần có ý kiến hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyết định và ý kiến sớm để các địa phương có cơ sở thực hiện.

Khi thẩm quyền quyết định về các vấn đề về địa phương bởi các bộ, ngành có thể được quyết định một cách tốt hơn, hiệu quả hơn ở cấp địa phương, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương trên tinh thần các địa phương tự quyết, tự làm và tự chịu trách nhiệm. Điều đó sẽ đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, hỗ trợ tốt hơn cho các dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện vì sự phát triển bền vững của Vietcombank
Doanh nghiệp

Tuổi trẻ Vietcombank xung kích, tình nguyện

Trong bối cảnh Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp nhiều thách thức từ biến động tài chính quốc tế; tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, năm 2024, Đoàn Thanh niên Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng hệ thống Vietcombank thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Vietcombank lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025
Kinh tế

Triển vọng môi trường tín nhiệm năm 2025

Trong báo cáo mới công bố, Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho rằng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện kinh doanh cải thiện sẽ tạo môi trường tín nhiệm ổn định trong năm 2025, sau khi đã cải thiện đáng kể trong năm 2024.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh
Thị trường

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh

Đón đầu nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tái khởi động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chuyển mình khởi sắc những tháng đầu năm 2025, các ngân hàng đã dành nguồn tín dụng ưu đãi dồi dào cùng những giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Kinh tế

Giá vàng ngày vía Thần Tài tăng vọt

Sáng 7.2, ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước đồng loạt tăng so với hôm qua. Theo đó, giá vàng 9999 tăng thêm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.

Người dân mua vàng
Kinh tế

Vàng vẫn là kênh đầu tư triển vọng?

Những ngày qua, giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ biến động của giá vàng quốc tế, cộng thêm nhu cầu mua vàng cầu may Thần Tài của người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong nước có cùng chiều với giá vàng thế giới trong năm 2025 hay không vẫn là điều khó dự đoán. Giới chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích các kịch bản tác động đến giá vàng để đưa ra quyết định phù hợp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nông nghiệp “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, càng ra biển lớn thì sẽ càng khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp phải quyết tâm cao, duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thật sự nghiêm túc. Đó là cơ sở để ngành có thể “bắt nhịp” những thay đổi bất định của thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

AMH
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.