- MSB: Lỗ mảng chứng khoán, nợ xấu tăng gần chạm "ngưỡng trần"
- MSB: Nợ xấu nhảy vọt, tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro
- MSB - TNG Holdings: Chồng lãnh đạo Ngân hàng - vợ là “đại gia” bất động sản
- Đến ngân hàng MSB đáo hạn sổ tiết kiệm, sau nghe tư vấn, khách hàng “mua nhầm” bảo hiểm Prudential
- Vụ khách hàng đến ngân hàng MSB “mua nhầm” bảo hiểm Prudential: Cơ quan Công an chuyển đơn tố cáo đến Ngân hàng Nhà nước
Dữ liệu tài chính quý cuối năm 2023 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB, mã: MSB) thể hiện, thu nhập lãi thuần tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 2.383 tỷ đồng.
Trong khi lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư lãi hơn 281 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 129 tỷ đồng) thì ở chiều ngược lại, thu nhập từ hoạt động khác của MSB lỗ hơn 265 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 329 tỷ đồng).
Lãi thuần từ dịch vụ mang về cho MSB hơn 281 tỷ đồng, tăng 10% thì lãi từ kinh doanh ngoại hối lại giảm tới 63%, đạt 41 tỷ đồng. Trong kỳ, chi phí hoạt động tại MSB tăng nhẹ 9% lên 1.787 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 9% xuống còn 934 tỷ đồng.
Trong kỳ, MSB dành ra gần 328 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, cao gấp 4,7 lần so với quý 4.2022, do đó ngân hàng này chỉ lãi trước thuế gần 607 tỷ đồng, giảm 37%.
Lũy kế cả năm 2023, MSB lãi trước thuế gần 5.830 tỷ đồng gần như đi ngang so với năm trước. Như vậy, thực hiện được 93% mục tiêu 6.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đề ra cho cả năm vừa qua.
Tại ngày 31.12.2023, tổng tài sản của MSB đạt 267.005 tỷ đồng, mở rộng 25% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 149.145 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mặc dù MSB giảm dần tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay theo một số ngành nghề kinh tế của khách hàng tuy nhiên đến thời điểm 31.12.2023, số dư thực tế cho vay ở bất động sản đang ở mức hơn 13.000 tỷ đồng. Trước đó, tại báo cáo bán niên 2022 cho thấy tỷ lệ cho vay bất động sản của MSB chiếm gần 10% tổng dư nợ, tương ứng 10.708 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tại MSB tăng đến 13%, ghi nhận đạt 132.350 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 97.000 tỷ đồng, tăng 21%; tiền gửi từ khách hàng cá nhân khoảng 76.000 tỷ đồng trong năm 2023, chiếm 57% tổng danh mục, tăng 26%.
Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu tính đến 31.12.2023 của MSB ghi nhận 4.280 tỷ đồng, cao gấp đôi đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất với 222% lên 1.441 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng lần lượt 67% và 79%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,71% đầu năm lên 2,87% khi kết thúc năm.