Ngắm Xuân Hà Nội trong tranh

Những nét đẹp truyền thống của người Hà Nội như đi chợ hoa, chợ Tết, bày mâm ngũ quả… xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hội họa. Qua ngôn ngữ tạo hình phong phú, các họa sĩ đã mang đến hình ảnh “Xuân Hà Nội” đầy cảm xúc.

Họa sĩ Nguyệt Nga xúc động gặp lại bức tranh được vẽ cách đây gần 50 năm tại triển lãm Xuân Hà Nội ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (26.1 - 25.2). Bà làm tranh đồ họa đã nửa thế kỷ, bức tranh Ngày Tết nguyên đán được vẽ năm 1940, lúc họa sĩ mới bước chân vào nghề.

Ngày ấy, cậu con trai gần 4 tuổi, được mẹ diện cho quần áo mới, đi giày đỏ, mặc áo khoác đỏ, đội chiếc mũ len màu đỏ, nhí nhảnh, vui tươi đứng bên cành đào khoe sắc thắm. Ngắm lại bức tranh, bà nhớ về một thời kỳ Hà Nội đầy khó khăn nhưng ấm áp bên người thân, bên gia đình.

Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
Em bé diện trang phục mùa đông, đứng bên chậu hoa đào trong "Ngày Tết Nguyên đán" của tác giả Nguyệt Nga

“Bức tranh khắc gỗ được hoàn thành đúng dịp Tết, tôi ký tên bằng hình ảnh tràng pháo đỏ mang đầy không khí mùa xuân. Những năm ấy, Hà Nội thiếu thốn đủ bề nhưng nhà nào cũng không để thiếu cành đào, mâm ngũ quả, trẻ em được sắm bộ quần áo mới... Ai ai cũng phấn khởi, vui tươi, đầy hy vọng vào năm mới”, họa sĩ Nguyệt Nga chia sẻ.

Không khí rộn ràng của mùa xuân được họa sĩ Trần Nguyên Đán gói trong bức tranh bột màu Thăng Long - Đông Đô. Ông chia sẻ, tác phẩm được vẽ vào ngày mùng 5 Tết năm 1984. Đấy là ngày khai hội Gò Đống Đa, tưởng nhớ, tri ân công ơn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Đối với họa sĩ Trần Nguyên Đán, Tết Hà Nội luôn mang lại tâm trạng đặc biệt. Có lẽ vì đây là những khoảnh khắc đầu tiên của một năm, cỏ cây đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, rực rỡ sắc màu… Cũng vì thế, Hà Nội ngày xuân là chủ đề được nhiều họa sĩ lựa chọn và thể hiện đầy cảm xúc.

Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
Công chúng thưởng lãm bức tranh bột màu "Thăng Long - Đông Đô" của họa sĩ Trần Nguyên Đán được triển lãm sử dụng công nghệ trình chiếu mapping 

Nhà văn, họa sĩ Nguyễn Văn Thọ nhớ lại Tết xưa qua tác phẩm của cha mình - cố họa sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tranh sơn khắc Xuân Hồ Gươm được hoàn thiện năm 1960, đúng vào năm nông nghiệp Việt Nam bội thu. Mùa xuân Hà Nội năm ấy vì vậy như thêm phần rực rỡ, bầu không khí xuân phơi phới, người người nô nức, phấn khởi…

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng dường như các tác phẩm đã thể hiện chân thực bối cảnh thời đại, rằng đất nước lúc bấy giờ còn khó khăn, nhưng xuân Hà Nội vẫn mang hương vị đặc trưng, rất Hà thành.

“Chúng ta thấy ở đấy chất riêng của các họa sĩ một thời, thấm đẫm tính dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. Xem tranh, chúng ta thấy ngay đây là những tác phẩm của họa sĩ Việt, nhận ra ngay chất xuân Hà Nội khó lẫn”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói.

Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (thứ hai từ trái sang) giới thiệu về bức tranh của cha mình - cố họa sĩ Nguyễn Văn Thiệu

Chất xuân đó còn được phản ánh qua hình ảnh đi chợ hoa, đi chợ Tết, bày mâm ngũ quả… dưới ngòi bút của các danh họa Nguyễn Tiến Chung, Phạm Văn Đôn, Trần Lưu Hậu. Thời khắc giao thừa thiêng liêng qua tác phẩm của Lê Quốc Lộc, Nguyễn Tư Nghiêm, Phạm Việt Hải. Ngày xuân - du xuân, vãn cảnh, lễ chùa… qua tranh Bùi Xuân Phái, Nguyễn Nghĩa Duyện, Nguyễn Trọng Kiệm…

Theo Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, TS. Nguyễn Anh Minh: “Xuân Hà Nội là đặc trưng riêng có và là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ từng sống, gắn bó với Hà Nội hay dù chỉ một lần đặt chân lên mảnh đất lắng hồn núi sông ngàn năm này. Rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về mùa xuân đã được các văn nghệ sĩ sáng tác, đi vào tâm thức của mỗi người, nhưng riêng với nghệ thuật tạo hình, không khí, cảnh sắc giao hòa của mùa xuân Hà Nội khi trở thành nguồn cảm hứng hội họa sẽ đem đến xúc cảm thị giác đặc biệt, mang đến nhiều hứng khởi, hân hoan chào đón xuân mới”.

Cùng ngắm "Xuân Hà Nội" qua một số tác phẩm hội họa:

Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
"Phố Hàng Mã", sơn dầu, 1978, Trọng Kiệm
Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
"Phong cảnh Ngọc Hà", sơn dầu, 1984, Trần Trọng Vũ
Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
"Đi chợ Tết", tranh lụa, 1940, Nguyễn Tiến Chung
Xuân Hà Nội qua lăng kính hội họa -0
"Hoa quả Tết", bột màu, 1977, Trần Lưu Hậu

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.