Nền tảng tăng trưởng mới

TS. TRẦN VĂN - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách 

Chúng ta bước vào năm mới Quý Mão trong một thế giới đầy biến động, sức ép cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và chỉ có năng suất, hiệu quả của nền kinh tế mới bảo đảm được sự phát triển bền vững của đất nước. Trong các điều kiện hiện tại, năng suất và hiệu quả của nền kinh tế chỉ có thể đến từ chuyển đổi số quốc gia, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta yêu cầu: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo". Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" nhấn mạnh: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”; đồng thời chỉ ra rằng: “chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột pháđể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nhờ “tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vươn lên”.

Các ngành và lĩnh vực mà Nghị quyết yêu cầu ưu tiên phát triển có:công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn)”, “chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn hướng tới nông thôn mới thông minh…” và “cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển dịch vụ công nghệ cao, các loại dịch vụ mới của nền kinh tế số”.

Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, con đường, lộ trình chuyển đổi số quốc gia để phát triển đất nước trong những năm tới, nhất là khi các lợi thế so sánh về tài nguyên, dân số trẻ, đầu tư công, kể cả xuất khẩu và tiêu dùng… vốn là các động lực phát triển của những năm trước có thể sẽ eo hẹp hơn. Vấn đề là ở cấp quản trị quốc gia, chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào?

Có một điều chắc chắn rằng, lợi ích của việc số hóa nhờ những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ là không thể phủ nhận nhưng chuyển đổi số quốc gia luôn gắn liền với việc hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp luật để phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Đơn cử, số hóa lĩnh vực giao thông vận tải sẽ góp phần tối ưu hóa hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách đa phương thức trên nền tảng hạ tầng số vận tải quốc gia dùng chung cho nền kinh tế; có thể kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia theo mô hình “một cửa” liên ngành, liên vùng, tạo ra hệ sinh thái vận tải số mở, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân, góp phần giảm chi phí logistics, năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, để làm được như vậy rất cần có quy định của pháp luật về các tiêu chuẩn, quy định, quy trình kết nối thông tin, dữ liệu dùng chung, vừa bảo đảm chủ quyền quốc gia trong vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.

Trong ngành dệt may, ngoài việc số hóa quá trình quản trị doanh nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư cho nhà máy thông minh với lộ trình hợp lý, vừa với sức mình, bắt đầu bằng Nhà máy Sợi Phú Bài. Nhà máy hoàn toàn tự động, kết nối cơ sở dữ liệu và thông tin chất lượng, sản lượng với các trung tâm quản lý chất lượng sản phẩm và khách hàng toàn cầu, giảm tới 84% lao động, 50% diện tích đất sử dụng so với nhà máy cùng công suất, chi phí tiết kiệm lao động bằng 120% chi phí khấu hao tăng thêm của nhà máy mới.

Hay trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhờ những tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ mà lằn ranh cách biệt giữa các doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) và ngân hàng như dần mờ nhạt. Các doanh nghiệp fintech Việt Nam đã tham gia tích cực vào thực hiện các chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính bao trùm, phục vụ các đối tượng yếu thế, thu nhập thấp trong xã hội, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tiếp cận dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích và trải nghiệm mới. Các ngân hàng thương mại đã phát triển nhiều dịch vụ mới trên nền tảng ngân hàng số với các siêu ứng dụng trên nền điện thoại thông minh, intrenet để thanh toán, chuyển khoản, quản lý tài khoản, tài chính cá nhân online vô cùng thuận tiện.

Những khả năng, mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ mới mang lại những trải nghiệm mới “không tưởng”, những bứt phá trong phát triển rất cần khung khổ pháp lý mới, cập nhật được các tiến bộ khoa học, công nghệ. Ngoài những vấn đề như tài chính và chất lượng nguồn nhân lực, khung khổ pháp lý chính là bệ phóng cho các nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, tạo ra nền tảng vững chắc mới cho tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi của người dân. Trong nền kinh tế số, giá trị của tài sản vô hình là các giải pháp phần mềm, bí quyết công nghệ, cơ sở dữ liệu… cũng cần được đối xử công bằng với các tài sản hữu hình và xác định giá trị, khấu hao.

Chính vì thế, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã đề nghị Chính phủ đẩy mạnh triển khai thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chú trọng công tác xây dựng pháp luật, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 gắn với Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Đổi mới về thể chế vẫn là điều kiện tiên quyết hình thành khung khổ pháp lý để tạo ra những bước phát triển đột phá, nhất là trong bối cảnh những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực số hóa đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Trong năm mới Quý Mão, cộng đồng doanh nghiệp và người dân rất mong chờ được tiếp cận các quy định pháp luật mới, liên quan tới quá trình chuyển đổi số cho các ngành và lĩnh vực cũng như tổng thể nền kinh tế, góp phần khích lệ, động viên, ủng hộ đổi mới, sáng tạo, thu hút đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển mới cho đất nước để rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.

Kinh tế

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt chức năng phát hiện sớm và xử lý các tổ chức yếu kém.
Kinh tế

Hoạt động phát hiện sớm và can thiệp kịp thời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Với mục tiêu trở thành định chế tài chính góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền, thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, là một công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc phát hiện sớm và xử lý các tổ chức yếu kém, góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024

Vừa qua, Eximbank đã vinh dự nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024, hạng mục Phát triển bền vững, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times tổ chức. Giải thưởng này không chỉ ghi nhận những thành tựu xuất sắc của Eximbank trong quá trình chuyển đổi số mà còn khẳng định vai trò tiên phong của ngân hàng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường 35 năm phát triển và không ngừng đổi mới của Eximbank.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực
Kinh tế

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng rõ nét. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. 

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính
Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính

Chủ tịch IPPG - Ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ niềm tự hào khi nhận Giải thưởng nhân kỷ niệm 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính. Với ông, đó là một giải thưởng không chỉ ghi nhận cho cá nhân ông và tập đoàn IPP mà còn là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, và trách nhiệm xã hội mà Quỹ Vừ A Dính đã gieo trồng và nuôi dưỡng suốt 25 nǎm qua.

Tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối doanh nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối doanh nghiệp hỗ trợ

Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Những nỗ lực từ Chính phủ, chính quyền địa phương, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ và từng bước khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án
Kinh tế

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án

Bị phát hiện gian lận về hồ sơ nhân sự trong hồ sơ dự thầu, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Anh (công ty Khánh Anh) đã bị UBND huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện này trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác, công ty này vẫn trúng thầu hàng loạt dự án có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

GS. Bùi Xuân Phong
Kinh tế

Không thể chậm trễ hơn được nữa!

Muốn đất nước phát triển thịnh vượng cần phải có giải pháp đột phá. Và Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam chính là bước đột phá; làm càng nhanh càng tốt, không thể chậm trễ hơn được nữa. Bởi lẽ đó, việc Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, được cả xã hội rất mong đợi, GS.TS BÙI XUÂN PHONG, nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam chia sẻ.

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đang chứng kiến những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà nước, cùng sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.