Nâng cao chất lượng dạy và học Bài toán thực tế tại Trường THCS Xuân Đỉnh

Trường THCS Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội áp dụng các phương pháp mới để nâng cao chất lượng dạy và học toán thực tế cho học sinh, với những cách tiếp cận hấp dẫn, khơi gợi hứng thú, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đa dạng cách tiếp cận bài toán thực tế

Trong tuần học đầu tháng 10.2024, Trường THCS Xuân Đỉnh đã tổ chức tiết học chuyên đề toán cấp quận với chủ đề “Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông giải bài toán thực tế”. Tiết học do cô giáo Dương Thị Toan cùng tập thể học sinh lớp 9A12 thực hiện.

z5898884080977-77278e33148fe34d307cacb564846d15-5456.jpg
Cô giáo Dương Thị Toan cùng với tập thể học sinh lớp 9A12 thực hiện tiết học “Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông giải bài toán thực tế”

Chuyên đề toán trọng điểm có sự theo dõi và tham dự của các thầy cô giáo; lãnh đạo các trường THCS trong quận, giáo viên Tổ cốt cán môn Toán, giáo viên dạy môn Toán của các trường THCS thuộc Phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm.

Trong tiết học, các em học sinh lớp 9A12 được tham gia nhiều hoạt động học tập, phát huy năng lực theo hướng chủ động và sáng tạo như: trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Pickers bằng cách quét mã QR.

z5898884076664-636bf7f6ac6c2008ad8434a27f10012d-2230.jpg
Tiết học khơi lên sự hứng thú của học sinh với môn Toán và các bài toán thực tế
z5898884097003-ee41fc60a356c57cf0562d68b86c71ff-5444.jpg
z5898884083205-2df9883a711d5fe07e25778b1ab3684d-3874.jpg
Học sinh trình bày lí giải của mình với bài toán thực tế

Đồng thời, học sinh được tìm hiểu trước nội dung bài học thông qua video hướng dẫn học của giáo viên theo mô hình “lớp học đảo ngược”; hoàn thành bài tập về nhà và nộp bài qua phần mềm Azota; tham gia hoạt động nhóm để tìm và sửa lỗi sai cho các bạn khi làm bài tập; hệ thống được các lỗi sai hay mắc phải, tránh được những sai lầm khi trình bày lời giải.

z5898884066653-c9f8bf2cc9c1546bda591d5f89b196c1-3068.jpg
Công nghệ giáo dục hiện đại cũng được áp dụng hợp lý vào tiết học chuyên đề

Trong quá trình hoạt động, các nhóm học sinh đã thể hiện sự tích cực, hợp tác khi giải quyết các vấn đề, biết cách chia sẻ và trình bày ý kiến cá nhân khi thảo luận nhóm. Đặc biệt, thông qua các bài toán thực tế, học sinh được phát triển năng lực mô hình hóa Toán học, chuyển tình huống thực tế sang mô hình Toán học và từ mô hình Toán học mô tả được các yếu tố trong thực tế.

Củng cố chuyên môn về toán thực tế cho giáo viên

Tiết Toán chuyên đề cấp quận của Trường THCS Xuân Đỉnh được kết nối trực tuyến với điểm cầu Trường THCS Thanh Cao và THCS Xuân Dương thuộc Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai, là đơn vị kết nghĩa với Trường THCS Xuân Đỉnh theo kế hoạch “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của Phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm và Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai giai đoạn 2022 - 2025.

z5898884096797-885a3cff9122e2e1bd3344c796edf65f-9229.jpg
z5898884090154-dad9f57bcedb7e709207e1879720a22b-5255.jpg
Tiết Toán chuyên đề cấp quận của Trường THCS Xuân Đỉnh được kết nối trực tuyến với điểm cầu Trường THCS Thanh Cao và Trường THCS Xuân Dương thuộc Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai

Chương trình nằm trong kế hoạch xây dựng mối liên hệ gắn kết, giao lưu, trao đổi, chia sẻ, học hỏi chuyên môn giữa các nhà trường, góp phần vào sự phát triển chung của nền giáo dục đào tạo hai quận, huyện.

Tiết chuyên đề diễn ra thành công, được Tổ cốt cán môn Toán của Phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm và các giáo viên tham dự đánh giá cao bởi sự tâm huyết, đầu tư chu đáo, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức các hoạt động dạy học; hệ thống bài tập đa dạng, gần gũi và có ý nghĩa thực tế; học sinh được sửa các lỗi sai rất tỉ mỉ, cụ thể và triệt để giúp học sinh tránh được những sai sót khi làm bài.

Đặc biệt, nội dung tiết chuyên đề đã góp phần đáp ứng yêu cầu của môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là chú trọng tăng cường bài toán thực tế và khắc phục khó khăn của học sinh khi giải bài toán thực tế.

z5898884102558-bb0b6a3d2deb4b621ee4971666b0bd29-6189.jpg

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, bà Nguyễn Quỳnh Anh – Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng trường THCS Xuân Đỉnh đã phát biểu: “Tiết Chuyên đề môn Toán, là dịp để Tổ, nhóm chuyên môn môn Toán của nhà trường vừa có dịp trao đổi những khó khăn; tháo gỡ những vướng mắc, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm về công tác chuyên môn vừa tăng cường tình đoàn kết, hợp tác giữa các nhà trường. Trường THCS Xuân Đỉnh xin tiếp thu các ý kiến góp ý nhận xét của các thầy, cô giáo trong buổi rút kinh nghiệm để đưa vào sinh hoạt Tổ, nhóm chuyên môn hiệu quả”.

z5898884083910-2ff1b4f9269ae315efc1735ab64ff346-9168.jpg
Tiết học chuyên đề “Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông giải bài toán thực tế” đã thành công góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của quận Bắc Từ Liêm.

Buổi chuyên đề khép lại nhưng những dư âm của nó chắc chắn sẽ còn đọng lại ở mỗi thầy cô khi đến tham dự. Giáo viên bộ môn Toán nói riêng và trường THCS Xuân Đỉnh nói chung mong rằng, tiếp tục được dự các chuyên đề của các trường trong quận để học hỏi và nâng cao chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của quận Bắc Từ Liêm.

Ý kiến bạn đọc

Trao đổi

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'
Trao đổi

Sáng 15.3, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'

Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng mai (15.3), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới
Giáo dục

GS Phạm Tất Dong: Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Phạm Tất Dong - Cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng bài viết về “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã giúp định hướng rõ hơn, đưa phong trào học tập suốt đời bước vào giai đoạn mới: giai đoạn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. 

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại
Giáo dục

Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu về chip AI hiện đại

Việc phát triển phần cứng tăng tốc cho các thuật toán AI mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh AI ngày càng yêu cầu hiệu suất cao và tiêu tốn nhiều tài nguyên tính toán. Mô hình chip AI hiện đại sẽ giải quyết những vấn đề như: cải thiện tốc độ xử lý, tiết kiệm năng lượng tiệu thụ và tăng hiệu suất, giảm chi phí vận hành AI quy mô lớn, hỗ trợ triển khai AI trên thiết bị biên (Edge AI), mở ra khả năng ứng dụng AI trong thời gian thực.

Những tin tức nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

Những tin tức nổi bật giáo dục tuần qua

Bài viết " Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm; sự phấn khởi của toàn xã hội xoay quanh việc miễn học phí từ mầm non tới trung học phổ thông công lập... là những chủ đề nổi bật của giáo dục tuần đầu tháng 3.2025.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Quy hoạch các trường đại học để nâng cấp, phát triển chứ không phải giải thể"
Giáo dục

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Quy hoạch các trường đại học để nâng cấp, phát triển chứ không phải giải thể"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Một trong những kỳ vọng lớn nhất của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học lần này không phải để giải thể các trường, hay trừng phạt các trường, làm các trường tổn thương. Trước hết mục tiêu là để có quy hoạch, để được đầu tư, củng cố và hiện đại hoá. Hướng tới năm 2030 không có trường nào không đạt chuẩn.

Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học để đạt mục tiêu 260 sinh viên/một vạn dân
Giáo dục

Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học để đạt mục tiêu 260 sinh viên/một vạn dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân; tỉ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 đạt 33% trong đó không tỉnh nào có tỉ lệ thấp hơn 15%.

Miễn học phí cho học sinh: Chính sách kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người
Giáo dục

Miễn học phí cho học sinh: Chính sách kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người

Quyết sách của Bộ Chính trị về miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT không chỉ mang lại niềm vui cho hàng triệu gia đình mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Quyết định này thể hiện tầm nhìn kiến tạo tương lai, tư tưởng nhân văn vì con người của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Một chủ trương phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức và một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo quyền được giáo dục cơ bản cho mọi trẻ em.