Nam Định sắp có thêm khu công nghiệp thân thiện môi trường

Tỉnh Nam Định vừa phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành, huyện Ý Yên, tỷ lệ 1/2000. Đây sẽ là khu công nghiệp đa ngành, có công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường.

Sắp hình thành khu công nghiệp 200ha tại Nam Định -0
Khu công nghiệp Trung Thành sẽ thu hút công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường. Ảnh: ITN

Khu công nghiệp Trung Thành với quy mô 200ha được quy hoạch là khu công nghiệp hỗ trợ đa ngành, có công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường. Không thu hút các ngành dệt may, dệt nhuộm, da giày và dự án sản xuất đồ chơi sử dụng nhiều lao động, dự án gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở ngành nghề công nghiệp theo cơ cấu quy hoạch, dự kiến quy mô lao động là khoảng 21.600 người.

Phạm vi quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Trung Thành thuộc địa phận xã Yên Trung và xã Yên Thành, huyện Ý Yên. Ranh giới khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được xác định: phía Bắc giáp đất nông nghiệp thuộc xã Thanh Tâm, Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; phía Nam giáp đường Thành Xá và cánh đồng, khu dân cư xã Yên Thành; phía Đông giáp cánh đồng và khu dân cư thôn Nhuộng xã Yên Trung; phía Tây giáp cánh đồng và khu dân cư xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và giáp thôn Bô Sơn, xã Yên Thành.

Mục tiêu quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành theo định hướng phát triển Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, hình thành một khu công nghiệp đa ngành, văn minh hiện đại, phù hợp đặc điểm tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy và dịch vụ công nghiệp thân thiện với môi trường; kiến tạo môi trường làm việc an toàn, thuận lợi, cung cấp việc làm cho dân cư tại địa phương cũng như khu vực lân cận.

Đối với chỉ tiêu về đất đai, đất trung tâm điều hành, thương mại dịch vụ mật độ xây dựng là 40%; chiều cao tối đa xây dựng công trình 5 tầng hoặc 20m; hệ số sử dụng đất 2,0 lần. Đất công nghiệp mật độ xây dựng tối đa 70%; chiều cao tối đa xây dựng công trình 5 tầng hoặc 25m; hệ số sử dụng đất tối đa 3,5 lần. Đất hạ tầng kỹ thuật mật độ xây dựng 40%; chiều cao tối đa xây dựng công trình 2 tầng hoặc 8m; hệ số sử dụng đất 0,8 lần.

Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.