Mưa đá gây nhiều thiệt hại ở thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường

Khoảng 20 giờ tối 17.3, một trận mưa đá kéo dài khoảng 30 phút xảy ra trên diện rộng tại địa bàn thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường, bước đầu gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, cây cối và hoa màu của nhân dân.

Mưa đá tại thành phố Lai Châu. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Mưa đá tại thành phố Lai Châu. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Cụ thể, tại thành phố Lai Châu, mưa đá có kích cỡ đường kính khoảng 4-5cm, làm hư hỏng nhiều mái nhà lợp tấm proximăng, vỡ ống năng lượng Mặt Trời và một số diện tích hoa màu của người dân bị dập nát.

Tại huyện Tam Đường, mưa đá kèm theo gió lớn tập trung ở xã Nùng Nàng và Bản Giang. Thống kê bước đầu cho thấy nhiều nhà cửa, hoa màu của nhân dân bị thiệt hại. Đặc biệt, một số diện tích cây ăn quả ôn đới, chanh leo và nhiều cây trồng lâu năm bị hư hại nặng.

Hiện chính quyền thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường đang chỉ đạo các xã, phường cùng với nhân dân thống kê thiệt hại, đồng thời, huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân có nhà bị hỏng mái sửa chữa, khắc phục để sớm ổn định cuộc sống.

Ông Trần Văn Sứng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường cho biết, ngay sau khi mưa đá ngớt, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo chính quyền các xã cùng nhân dân hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại mái nhà di chuyển đến nơi ở tạm. Cùng với công tác thống kê thiệt hại, huyện cũng đang yêu cầu các địa phương chỉ đạo nhân dân chuyển đổi các diện tích hoa màu bị thiệt hại sang cây trồng khác phù hợp để sớm ổn định sản xuất.

Đây là đợt mưa đá lớn thứ hai xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đầu tháng 3 đến nay. Trước đó, từ ngày 2-4.3, nhiều địa phương ở tỉnh Lai Châu đã phải hứng chịu trận mưa đá lớn chưa từng có trong lịch sử tại các huyện Tân Uyên, Phong Thổ và thành phố Lai Châu, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu, tài sản của nhân dân, với ước tính tổng thiệt hại trên 13 tỷ đồng.

Môi trường

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.