Một thoáng Lưu Công Nhân

Triển lãm “Một thoáng Lưu Công Nhân” sẽ diễn ra tại Annam Gallery, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 5.7 - 4.8.

Triển lãm “Một thoáng Lưu Công Nhân” là một lát cắt mỏng về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nghệ thuật đồ sộ của danh họa Lưu Công Nhân. Triển lãm đưa khán giả du hành ngược thời gian, từ giai đoạn họa sĩ dưỡng bệnh vào cuối đời tại Đà Lạt với loạt tranh màu nước trên giấy tối giản về mảng - hình, trở về thời điểm sự nghiệp vàng son lúc ông trẻ tuổi với loạt sơn dầu trên toan, vừa hiện thực vừa trừu tượng.

Một thoáng Lưu Công Nhân -0
Triển lãm giới thiệu tác phẩm được họa sĩ sáng tác trong nhiều thời kỳ. Ảnh: BTC

Cuối năm 2000, sức khỏe sa sút và vận động hạn chế do mắc bệnh Parkinson, Lưu Công Nhân lại chuyển về Đà Lạt dưỡng bệnh và sau đó qua đời tại đây. Ông vẫn vẽ để vơi đi nỗi nhớ nghề vì với ông, “vẽ là sống”, và vẽ cũng chính là cứu cánh tinh thần vào những ngày cuối đời trên giường bệnh hay trên xe lăn.

Vào thời điểm này, ông gặp nhiều khó khăn khi vẽ tranh có kích thước lớn, nên loạt tranh màu nước tĩnh vật - đa phần là hoa, trên nền giấy điệp và giấy canson rất đơn giản với đôi nét dựng mảng - hình. Tuy nhiên, người xem tranh cảm nhận rõ, rằng họa sĩ vẫn làm chủ chất liệu rất tốt và chủ động trong nét bút của mình.

Với loạt tranh sơn dầu, các tác phẩm trải dài từ thời kỳ đầu sáng tác của Lưu Công Nhân với những hình ảnh về con người và cảnh quan thời chiến (thập niên 1950 - 1960), sau đó là giai đoạn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi hội họa trừu tượng Tây phương (khoảng từ năm 1970 - 1972), giai đoạn họa sĩ sống tại Hội An và vẽ tranh về phố thị cổ kính này (1984 - 1985), và thời kỳ tập trung vẽ nhiều tranh khỏa thân nữ (thập niên 1990).

Lưu Công Nhân (1929 - 2007) là cựu sinh viên khóa Kháng chiến (1950 - 1954) giảng dạy tại chiến khu Việt Bắc của Trường Mỹ thuật Việt Nam, do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng và trực tiếp giảng dạy. Trong những tháng năm này, Lưu Công Nhân được thầy Tô Ngọc Vân quý mến và dành nhiều tình cảm vì ông sớm bộc lộ tài hoa của mình qua những bài tập và ký họa thực tế, đặc biệt đã đạt tới đỉnh cao kỹ thuật trong việc sử dụng màu nước.

Nhắc đến tranh của Lưu Công Nhân luôn là hình ảnh một nông thôn Việt Nam - con trâu no đủ gắn bó với người nông dân, đầy chất “tình”, “chất phác, thuần hậu và bình yên” dù trải qua những sự khốc liệt của chiến tranh, hay hình ảnh người phụ nữ “đẹp dung dị mà gợi cảm, dưới vành khăn mỏ quạ”, với đôi mắt đen ướt, “hiền lành và thiết tha tình cảm”.

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra trò chuyện nghệ thuật “Lưu Công Nhân và Hội họa”, vào 10h ngày 14.7.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.