"Một bức tranh biếm họa hay có giá trị bằng ngàn câu chữ"

Từ quan sát thực tế, họa sĩ Lý Trực Dũng cho rằng biếm họa ở Việt Nam không còn không khí rầm rộ như cách đây khoảng chục năm. Báo chí vẫn đăng tranh biếm họa nhưng không còn sâu sắc, mang sức nặng như trước.

Tranh biếm họa ra đời từ những câu chuyện, hiện tượng chưa đẹp, chưa hay của cuộc sống được thể hiện qua cây bút và cái nhìn đầy tính công dân của những người họa sĩ. Đây là một dòng tranh không thể xem nhanh, dù thời gian sáng tác ra nó ngắn hơn rất nhiều so với những loại tranh khác. Cùng một bức tranh, mỗi người sẽ có cái nhìn, suy diễn và kết luận như là các góc nhìn khác nhau về hiện tượng, câu chuyện đó.

Tranh biếm họa đả kích chế độ bóc lột của thực dân, đế quốc đăng trên báo Le Paria tháng 5.1922 đã mở đầu cho thời đại tranh biếm họa ở Việt Nam.
Tranh biếm họa đả kích chế độ bóc lột của thực dân, đế quốc đăng trên báo Le Paria tháng 5.1922 đã mở đầu cho thời đại tranh biếm họa ở Việt Nam.

Tính đến nay, tranh biếm họa ở Việt Nam đã có lịch sử gần 100 năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt đầu tiên có tranh biếm họa đăng báo. Những bức tranh đả kích chế độ bóc lột của thực dân, đế quốc được Người vẽ đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ) tháng 5.1922 đã mở đầu cho một thời đại tranh biếm họa ở Việt Nam.

Tuy sinh sau đẻ muộn so với thế giới, nhưng theo các nhà nghiên cứu, biếm họa Việt Nam đã bắt rễ, trở thành một nghệ thuật độc đáo, thú vị, đồng hành với lịch sử hiện đại. Biếm họa phát huy vai trò đặc biệt của mình, miêu tả những mặt tiêu cực của xã hội qua nét vẽ. Họa sĩ vẽ biếm họa khẳng định được sự can đảm, dám dấn thân, thể hiện tinh thần xây dựng và vì một xã hội tiến bộ, tốt đẹp hơn.

Là một họa sĩ hàng đầu về tranh biếm họa ở Việt Nam, họa sĩ Lý Trực Dũng cho rằng biếm họa là một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, biếm họa là bộ môn nghệ thuật tạo hình luôn đóng vai trò tiên phong, được trân trọng sử dụng và đánh giá cao.

Từ đó đến nay, tranh biếm họa Việt Nam đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Biếm họa vẫn có vai trò nhất định nhưng không còn không khí rầm rộ như cách đây khoảng chục năm. Báo chí vẫn đăng tranh biếm họa nhưng không còn sâu sắc, mang sức nặng như trước nữa.

Một tác phẩm của họa sĩ Lý Trực Dũng
Một tác phẩm của họa sĩ Lý Trực Dũng

“Thời đổi mới, chúng ta để lại rất nhiều tranh biếm họa có giá trị lịch sử, giờ biếm họa ít được coi trọng, vẽ không có đất dùng, rất ít họa sĩ không sống được bằng nghề, một tranh biếm họa được trả 150 - 200 nghìn đồng, rất thấp. Về góc độ các cuộc thi tranh biếm họa, ngày trước có rất nhiều, là động lực khuyến khích các họa sĩ, bây giờ thì hầu như vắng bóng. Như giải biếm họa báo chí Việt Nam - cúp Rồng Tre là cuộc thi biếm họa toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, do Báo Thể thao & Văn hóa khởi xướng năm 2007. Trải qua 4 kỳ, giải bị ngắt quãng năm 2015 rồi được tổ chức lại năm 2019 và đến nay cũng đã bẵng đi 5 năm. Hay Báo Nhân dân Cuối tuần trước đây cũng có dành một trang biếm họa, song khoảng một năm nay, trang báo ấy cũng tạm dừng”, họa sĩ Lý Trực Dũng cho biết.

Nhiều ý kiến cho rằng, với sứ mệnh là đấu tranh để hoàn thiện xã hội, biếm họa, dù ở đất nước nào, thời đại nào vẫn phải đảm nhiệm vai trò quan trọng đó. Hơn nữa, trong bối cảnh xã hội hiện nay, tranh biếm họa càng phải vươn mình ra những mảng chủ đề và cách thể hiện khác nhau, để nêu lên những vấn đề đáng phê phán, đả kích, những sự kiện nóng hổi về văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng cách nhìn táo bạo và sâu sắc.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, biếm họa cần được đặt đúng vị thế, họa sĩ vẽ tranh biếm họa được khuyến khích, sống được bằng nghề. Theo họa sĩ Lý Trực Dũng, một mặt, các họa sĩ cần nâng cao bản lĩnh, dành tâm huyết, sáng tạo, rèn luyện tay nghề, định hình phong cách, góp tiếng nói tinh tế, sắc sảo. Mặt khác, Nhà nước, các tổ chức, cơ quan báo chí cần có thêm sân chơi (như triển lãm, cuộc thi…), tạo cú hích cho sự phát triển ngày một lớn mạnh của giới họa sĩ chuyên vẽ biếm họa…

“Bởi lẽ, một bức tranh biếm họa hay có giá trị bằng ngàn câu chữ. Biếm họa cũng như các bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, văn học, âm nhạc... xứng đáng được coi trọng”, họa sĩ Lý Trực Dũng nói.

Văn hóa

Nghệ thuật là sự bồi đắp
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật là sự bồi đắp

Hơn ba thập kỷ gắn bó với sơn mài, vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa đã cùng nhau khám phá, đào sâu chất liệu truyền thống này. Nhờ tình yêu nghề, tinh thần lao động hăng say cùng khả năng sáng tạo không ngưng nghỉ, họ đã góp những lớp phù sa, đắp bồi, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt.

Sáng tạo với bản sắc Việt
Văn hóa

Sáng tạo với bản sắc Việt

Từ những thước phim đen trắng đầu tiên đến những khung hình hiện đại, quá trình phát triển của hoạt hình Việt Nam là hành trình sáng tạo không ngừng. Tinh hoa quá khứ luôn là nguồn cảm hứng bất tận, thúc đẩy các thế hệ tiếp nối khẳng định dấu ấn và hội nhập thế giới.

Nối tiếp mạch nguồn quan họ
Văn hóa - Thể thao

Nối tiếp mạch nguồn quan họ

Truyền dạy quan họ cho lớp măng non không chỉ là giữ gìn một di sản nghệ thuật mà còn là hành trình nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ; đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mạch nguồn của sự phát triển bền vững.

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.