Sáng tạo với bản sắc Việt

Từ những thước phim đen trắng đầu tiên đến những khung hình hiện đại, quá trình phát triển của hoạt hình Việt Nam là hành trình sáng tạo không ngừng. Tinh hoa quá khứ luôn là nguồn cảm hứng bất tận, thúc đẩy các thế hệ tiếp nối khẳng định dấu ấn và hội nhập thế giới.

65 năm hành trình sáng tạo

Từ những nét vẽ mộc mạc trong "Đáng đời thằng Cáo" thực hiện cuối năm 1959, hoạt hình Việt Nam đã trải qua chặng đường 65 năm. Tác phẩm của đạo diễn, họa sĩ, NSND Trương Qua không chỉ là bộ phim hoạt hình đầu tiên mà còn mở ra trang sử mới cho nghệ thuật nước nhà, sử dụng kỹ thuật vẽ tay để kể câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Đến nay, điện ảnh Việt Nam đã có khoảng 800 phim hoạt hình với quy mô sản xuất 25 - 30 phim/năm.

Những hiện vật gắn với việc làm phim hoạt hình một thời. Ảnh: TN
Những hiện vật gắn với việc làm phim hoạt hình một thời. Ảnh: TN

Đạo diễn, họa sĩ, NSND Hà Bắc, người có hơn 50 năm gắn bó với lĩnh vực được coi là “nghệ thuật thứ tám”, cho biết: “Làm hoạt hình cần sự kiên trì, đặc biệt trước đây phải làm thủ công, vẽ từng khung hình. 24 hình/giây, một phim 10 phút tương ứng với hơn 14.000 hình vẽ. Bởi vậy, trước đây chưa có máy tính chúng tôi làm khoảng một năm mới xong một phim”.

Dẫu thời lượng ngắn nhưng phim hoạt hình đòi hỏi sự cô đọng và là sự tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu… Theo NSND Hà Bắc, có những bộ phim ông đảm nhiệm nhiều vai, như viết kịch bản, đạo diễn, họa sĩ diễn xuất, tạo hình, thậm chí tìm tòi thêm cả về âm nhạc, văn học… để đưa vào tác phẩm.

Bước chuyển mình từ phương pháp thủ công sang công nghệ kỹ thuật số đánh dấu kỷ nguyên mới với "Người thợ chạm tài hoa" (1995) - bộ phim hoạt hình máy tính đầu tiên của Việt Nam. Đạo diễn, NSND Phạm Minh Trí đã sử dụng công nghệ máy tính để tạo nên những hiệu ứng hình ảnh độc đáo, mở ra cánh cửa mới cho sự sáng tạo không giới hạn. Tiếp nối là những bộ phim 3D, mang đến những khung hình chân thực và sâu sắc, chạm đến trái tim người xem.

Giờ đây, ngành hoạt hình đã số hóa toàn bộ khâu sản xuất, chất lượng kỹ thuật được nâng cao với các phim hoạt hình áp dụng công nghệ 2D, 3D, stop-motion… Từ những ngày đầu khi hoạt hình còn là một lĩnh vực mới mẻ, đến nay, hoạt hình Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hãng phim hoạt hình, sản phẩm hoạt hình chất lượng cao. Thế hệ nhà làm phim trẻ đã kế thừa tinh thần của những nghệ sĩ tiền bối, đổi mới về nội dung, phong cách và thể loại. Có thể kể đến các tác phẩm như: Yêu Kiều, Có thờ có thiêng của Dee Dee Animation Studio; hay Thỏ Bảy Màu: Thần bài miền TâyU Linh Tích Ký từ Sun Wolf Animation Studio…

Gần đây, các series như Wolfoo và Hòn đảo kỳ bí của Sconnect Việt Nam và Trạng Quỳnh thời nhí nhố do Alpha Animation Studio và Sconnect Việt Nam hợp tác sản xuất, không chỉ chinh phục thị trường trong nước mà còn vươn ra thế giới. Những nét vẽ ngộ nghĩnh và nội dung giáo dục nhẹ nhàng đã đưa phim hoạt hình Việt Nam lên tầm cao mới.

"Vốn dân tộc là gốc"

Hoạt hình Việt Nam đã trải qua hơn 6 thập kỷ với nhiều chuyển biến đáng kể, đánh dấu sự trưởng thành và sáng tạo không ngừng. Đạo diễn, họa sĩ, NSND Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam nhận định: hoạt hình Việt Nam theo dòng chảy phát triển từ những bộ phim đen trắng đến phim tô màu công phu, rồi phim với chất liệu cắt giấy, cắt vải… và ngày nay hướng tới trở thành công nghiệp điện ảnh.

Trưng bày giới thiệu bối cảnh phim trong Liên hoan phim hoạt hình lần thứ I. Ảnh: TN
Trưng bày giới thiệu bối cảnh phim trong Liên hoan phim hoạt hình lần thứ I. Ảnh: TN

Công nghệ phát triển, giới trẻ có điều kiện tìm kiếm tư liệu, học hỏi nước ngoài, nhưng đó chỉ là tham khảo. Bởi dù muốn hay không, phim ra được thế giới thì phải có nét riêng. Khi có kịch bản tốt mang tính phổ quát, được kể bằng câu chuyện, ngôn ngữ Việt Nam mới tạo dấu ấn với khán giả, không bị trộn lẫn khi hội nhập.

Trong khi đó, Trưởng phòng Kịch bản, Hãng phim hoạt hình Việt Nam Phạm Thị Thanh Hà chia sẻ: “Trong bối cảnh hiện tại, cần có sự tiếp nối truyền thống, nhưng vừa cần có nét mới mẻ của hiện đại. Chẳng hạn, khi làm phim Đại Hành hoàng đế là phim về đề tài lịch sử, tôi trao đổi với các họa sĩ làm sao vừa giữ được nét xưa, nhưng có thông điệp phù hợp với thời đại, mang tinh thần thẩm mỹ hiện nay, từ đó khán giả trẻ mới có thể đồng cảm, dễ tiếp cận”.

Cho rằng hoạt hình Việt Nam thường trong tình trạng “áo gấm đi đêm”, làm ra nhiều phim nhưng chưa được truyền thông, quảng bá rộng rãi để thu hút khán giả, NSND Hà Bắc kỳ vọng thế hệ trẻ sẽ tìm được câu chuyện, nhân vật và làm phim gây tiếng vang, khắc sâu vào tiềm thức khán giả toàn cầu. Để làm được điều đó, vốn dân tộc là gốc, là dấu ấn đặc trưng để đi ra thế giới. Thực tế, nghệ thuật là một vòng xoáy, thế giới đang trở lại bước đi ban đầu nhưng nâng tầm bằng ngôn ngữ riêng, bản sắc pha trộn nét hiện đại…

Chất Việt đã được nhiều người làm hoạt hình chú ý trong quá trình sáng tạo, nhưng theo nhiều chuyên gia, nét họa Việt chưa rõ; chưa có nhiều tác phẩm, nhân vật được "điểm mặt nhớ tên", thu hút khán giả toàn cầu. Ông Tạ Mạnh Hoàng - Chủ tịch Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam phân tích: chúng ta có nội lực (nhiều họa sĩ giỏi, văn hóa giàu bản sắc...), nhưng nội lực ấy phải đủ nhiều để khán giả nhận ra. Do vậy, trước hết hãy nỗ lực đưa nhiều tác phẩm của Việt Nam ra thị trường, để công chúng biết tới, và dần tạo dấu ấn sâu đậm hơn. Khi nhiều người cùng vun đắp thì nét họa Việt ngày càng nổi bật trên thị trường thế giới.

Văn hóa

Nghệ thuật là sự bồi đắp
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật là sự bồi đắp

Hơn ba thập kỷ gắn bó với sơn mài, vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa đã cùng nhau khám phá, đào sâu chất liệu truyền thống này. Nhờ tình yêu nghề, tinh thần lao động hăng say cùng khả năng sáng tạo không ngưng nghỉ, họ đã góp những lớp phù sa, đắp bồi, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt.

Nối tiếp mạch nguồn quan họ
Văn hóa - Thể thao

Nối tiếp mạch nguồn quan họ

Truyền dạy quan họ cho lớp măng non không chỉ là giữ gìn một di sản nghệ thuật mà còn là hành trình nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ; đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mạch nguồn của sự phát triển bền vững.

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.