Nghệ thuật là sự bồi đắp

Hơn ba thập kỷ gắn bó với sơn mài, vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa đã cùng nhau khám phá, đào sâu chất liệu truyền thống này. Nhờ tình yêu nghề, tinh thần lao động hăng say cùng khả năng sáng tạo không ngưng nghỉ, họ đã góp những lớp phù sa, đắp bồi, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt.

Từ sợi dây đồng điệu

“Tôi nhớ lắm những tháng ngày xa xưa đó, trong tiết trời se lạnh đầu xuân sau mấy ngày Tết thời bao cấp vô cùng đơn sơ mà ấm áp nghĩa tình, lên chơi nhà vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân - Công Kim Hoa ở số nhà 17 Lý Quốc Sư, Hà Nội, đã thấy chàng và nàng ướt rượt mài tranh, dát bạc…” - Lời dẫn của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long đưa công chúng vào triển lãm Như những lớp phù sa (khai mạc chiều 14.2, tại Trung tâm nghệ thuật VCCA Hà Nội), lần theo những dòng cảm xúc được gửi gắm trên gần 100 tác phẩm của hai họa sĩ.

Giới hội họa và người yêu nghệ thuật vốn không xa lạ với cái tên Trịnh Tuân và Công Kim Hoa bởi những tâm huyết của cả hai họa sĩ trên địa hạt sơn mài. Tuy nhiên, phải đến triển lãm này, lối sáng tác của hai nghệ sĩ mới được hiện diện một cách đủ đầy, thể hiện gần như trọn vẹn hành trình 30 năm cống hiến, lan tỏa đam mê sáng tạo trên chất liệu truyền thống Việt Nam.

d2.jpg
Vợ chồng nghệ sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa. Ảnh: Anh Tuấn

Điểm đặc biệt là bước đường hội họa của họ đều không bắt đầu từ sơn mài, mà mỗi người đến với nghệ thuật từ một đam mê khác. Trịnh Tuân học thiết kế công nghiệp, Công Kim Hoa theo chuyên ngành gốm, nhưng rồi sơn mài đã kéo họ lại với nhau. Hai họa sĩ đều bị sơn mài quyến rũ bởi tính bí ẩn, chứa đựng trong nó những bề dày năng lượng, những trải nghiệm bất ngờ và nguồn cảm hứng sáng tạo không giới hạn.

Họa sĩ Trịnh Tuân chia sẻ, cảm hứng sáng tác của ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm đối với chất liệu độc đáo, đa dạng. Kiểu chồng nhiều màu nhiều lớp và mài lấy màu bên dưới, tạo độ phẳng cho tranh, tạo ra hiệu quả từ tính ngẫu hứng rất khó đoán biết làm nên điểm thú vị, hấp dẫn của sơn mài. Còn họa sĩ Công Kim Hoa bộc bạch: “Việc sử dụng chất liệu sơn mài đã mang lại cho tôi kiến thức và nguồn cảm xúc phong phú, để mỗi khi hoàn thành tác phẩm, tôi lại bị thôi thúc, cảm thấy muốn làm thêm nữa”.

Dù song hành trên cùng tình yêu nghệ thuật sơn mài, cùng trên mạch chảy tình yêu thiên nhiên, yêu Hà Nội - mảnh đất đã sinh ra, nuôi dưỡng và chứng kiến sự trưởng thành của hai họa sĩ, nhưng người xem không khó nhận ra cá tính riêng của từng người. Ở họa sĩ Trịnh Tuân, mỗi tác phẩm giống như một hành trình khám phá chốn thăm thẳm tâm hồn, đi sâu vào những mạch đập chầm chậm của đời sống, con người… Trong tranh của ông, người ta có thể bắt gặp những góc phố Hà Nội, áng bảng lảng hoàng hôn, cảm nhận chất thơ của không gian, thâm trầm, lắng đọng dịu dàng của thời gian… Còn với họa sĩ Công Kim Hoa, sự mạch lạc của các mảng màu khiến tranh của bà giàu sức gợi, mạnh bạo, khỏe khoắn, cuốn hút...

Hành trình khám phá và truyền cảm hứng

Nhiều ý kiến nhận định, nghệ thuật của Trịnh Tuân và Công Kim Hoa không chỉ tích hợp những phẩm tính độc đáo của nghề sơn truyền thống cùng cốt cách hội họa và thiết kế thế giới hiện đại, mà còn kể câu chuyện về hành trình truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu với sơn mài. Họa sĩ Công Kim Hoa cho biết, trong ba thập kỷ qua, làm việc chung trong một xưởng vẽ, cả hai hầu như sáng tác độc lập, mỗi người có cách suy nghĩ, tìm tòi thể hiện khác biệt, tìm kiếm những khả năng biểu đạt mới của sơn mài. Điều đó giúp khẳng định sơn mài không chỉ là chất liệu mà là một hành trình nghệ thuật đầy tính khám phá.

“Giá trị của sơn mài tới giờ vẫn là một chất liệu riêng biệt của thế giới, mang nguồn cảm hứng lớn khơi gợi sự tìm tòi, dạy ta cách kiên nhẫn, sống chậm hơn, quan sát và chiêm nghiệm những gì sâu thẳm bên trong. Như trong quá trình sáng tác, tôi và họa sĩ Trịnh Tuân cũng nhiều lần có tranh luận, quan điểm khác nhau… nhưng không phải xem ai thắng ai thua mà cuối cùng là để mỗi người sẽ có những đáp số, có những điều mới mẻ để tiếp tục sáng tạo với sơn mài”, họa sĩ Công Kim Hoa chia sẻ.

Tác phẩm "Màu của sa mạc 01", sơn mài của Trịnh Tuân và Công Kim Hoa

Tác phẩm "Màu của sa mạc 01", sơn mài của Trịnh Tuân và Công Kim Hoa

Luôn có những điều mới mẻ để tiếp tục… - bởi hội họa là sáng tạo, những gì tâm đắc nhất luôn ở phía trước, nằm ở những thứ chúng ta chưa làm, chưa chạm đến. Nhìn nhận như vậy, họa sĩ Trịnh Tuân ví von sơn mài như "những lớp phù sa" mà ngày qua ngày, nghệ sĩ cứ âm thầm, dày công bồi đắp. “Sáng tạo với sơn mài không bao giờ dễ dàng. Cho nên có thực tế là sinh viên, bạn trẻ theo học sơn mài không nhiều. Nhưng tôi tin rằng, vẫn luôn có những người tâm huyết, bền bỉ, từng ngày lưu giữ, sáng tạo, để mảnh đất sơn mài trù phú hơn, đặc sắc hơn”.

Giờ đây, niềm yêu, năng lượng sáng tạo của hai họa sĩ vẫn tràn đầy qua từng tác phẩm, trên từng mảng màu, từ trong xưởng vẽ trên một căn gác nhỏ tại khu phố cổ Hà Nội, nơi cửa sổ luôn mở, nơi tâm hồn hội họa luôn đồng điệu với mối giao cảm trời đất, con người. Kiên định theo đuổi đồng thời cả hai miền tâm thức: kiến tạo ý niệm thị giác đương đại và lưu giữ tinh hoa thủ công cổ truyền, một cách tự nhiên, thành quả lao động của họ đã tạo nên những kết nối tâm thức tốt lành, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò và bạn bè quốc tế.

“Với tinh thần nghệ thuật giàu tính sáng tạo, rèn giũa tay nghề nghiêm túc và đúc kết kiến thức không ngưng nghỉ, sau ngót một phần ba thế kỷ, hội họa sơn mài của Trịnh Tuân - Công Kim Hoa như lớp lớp phù sa màu mỡ miệt mài bồi đắp cho kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long nhận định.

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.